- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Thay bỉm đúng cách
>> Chọn và thay tã cho bé
>> Khắc phục hăm tã mùa nóng
>> Lưu ý chọn bỉm cho bé
Có thể thay bỉm cho bé trên giường, sàn nhà, trong căn phòng mát mẻ (mùa hè) và ấm áp (mùa đông).
Vật dụng cần chuẩn bị
- Một bỉm sạch để thay.
- Khăn ướt hoặc khăn xô được nhúng nước ấm, sạch và vắt khô. Nếu bé “bĩnh” ra bỉm thì bạn cần vệ sinh vùng quấn tã cho bé thật sạch sẽ bằng nước ấm rồi mới thay bỉm mới.
- Khăn xô (hoặc khăn bông) khô, mềm để lau cho bé.
- Kem chống hăm (nếu cần).
Vệ sinh cho bé
Bạn nhẹ nhàng tháo bỉm bẩn cho bé. Sau đó, dùng khăn ướt hoặc khăn xô với chậu nước ấm để lau chùi vùng quấn tã cho bé thật cẩn thận.
Lưu ý lau từ trước sang sau.
Trường hợp bé “ị” ra bỉm nên lưng, bụng… của bé bị dính bẩn thì bạn cần đưa bé vào nhà tắm, lau rửa sạch sẽ nửa thân dưới của bé.
Tiếp đến dùng khăn bông mềm, vỗ nhẹ cho mông bé thật khô. Tránh chà sát mạnh vì làm bé bị đau rát.
Bôi kem chống hăm cho bé. Lưu ý chỉ nên bôi kem khi da bé đã sạch và khô. Chờ một chút cho mông bé khô hẳn rồi mới đóng bỉm.
Đóng bỉm
Nên chọn size bỉm tương ứng với trọng lượng của bé (thường có size dành cho bé sơ sinh; size S, M, L và XL). Nên chọn loại bỉm mềm, có độ thoáng và thấm tốt, không gây khó chịu cho bé khi nằm hay vận động.
Nếu chọn bỉm quần thì thao tác đơn giản, tương tự như bạn đang mặc quần cho bé.
Nếu chọn bỉm dính (dán) thì bạn có thể đặt bé nằm ngửa trên giường (nhớ kê thêm miếng lót nilon vì bé có thể tè trong lúc đang đóng bỉm). Một tay bạn nhấc hai chân bé lên, tay kia luồn bỉm xuống dưới mông bé.
Nhẹ nhàng cố định hai miếng dán bỉm ở hai bên hông của bé. Bỉm nên ôm vừa, không quá chặt. Vị trí đúng của bỉm là khi 2 bên rìa chun nằm vào vị trí bẹn của bé (như vậy đùi bé không bị lằn). Bỉm thẳng, ngay ngắn.
Lưu ý an toàn
Nếu bạn đặt bé lên giường thì không nên lơ là làm việc khác trong lúc chờ đóng bỉm cho con. Nếu bạn buộc phải nghe điện thoại hoặc ra mở cửa, bạn nên đặt bé an toàn vào cũi hoặc bế bé theo.
Không bao giờ được đặt bé một mình trên giường vì bé có thể bị ngã trong tích tắc.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Lưu ý chọn bỉm cho bé (15:20:00 01/07/2013)
- Đề phòng tai nạn trong nhà (18:22:00 27/06/2013)
- Chăm sóc bé tiêu chảy trong mùa hè (00:53:00 26/06/2013)
- Thủ thuật xử trí khi né hóc dị vật (11:41:00 22/06/2013)
- Lưu ý khi tiêm phòng cho bé (20:29:00 19/06/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |