Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Gợi ý cho bé bắt đầu ăn dặm

10:29:30 06/06/2013

Sau giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, bé cần được ăn bổ sung để cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng.

Thời điểm cho bé ăn dặm

Ăn bổ sung (ăn dặm) là cho bé ăn những thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Thời gian bắt đầu cần cho bé ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi. Theo truyền thống người Việt Nam và theo khuyến nghị ăn dặm cho bé là bắt đầu ăn dặm bằng bột gạo xay hoặc cháo xay nấu với thịt, trứng, rau.

Giai đoạn này bé cần khoảng gần 700kcal/ngày (sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày). Lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi bé lớn (tăng dần về số lượng và đậm độ đặc). Nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm bé sẽ còi cọc, phát triển chậm.

Một lý do nữa cần ăn dặm là do từ 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ không còn, do vậy bé sẽ thiếu sắt nếu chỉ lấy từ nguồn sữa mẹ. Nếu cơ thể không có đủ lượng sắt bé sẽ bị thiếu máu. Khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất vào lúc bé 6 -12 tháng và nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này.

Trong một số trường hợp đặc biệt có thể cho bé ăn bổ sung từ giữa tháng thứ 4 khi bé không tăng cân một cách bình thường mặc dù bé vẫn được bú mẹ đầy đủ; hoặc bé được bú mẹ thường xuyên nhưng vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú; hoặc mẹ có bệnh không cho con bú được.

Cách cho bé ăn dặm

Ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi, bé cần ăn dặm và phải được ăn dặm đúng cách, đó là bột / cháo nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm như sau:

Bé bắt đầu ăn từ 2 bữa bột mỗi ngày; rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột / ngày khi gần 1 tuổi.

Để phát triển tốt, bé bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày (ít nhất 3-4 lần).
Nhóm cung cấp bột đường: Sử dụng gạo tẻ, gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn); Không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chán, khó ăn và chậm tiêu cho bé.

Với bé trên 1 tuổi, mẹ nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm bé lười ăn do ăn cháo quá lâu. Đổi món cho bé với các món soup khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,... để bé hào hứng với bữa ăn dặm.

Nhóm cung cấp chất đạm: Thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu được khuyến nghị dùng cho bé khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó cho bé ăn thịt bò, cá, tôm, cua (khi sang tháng tuổi thứ 7). Trên 1 tuổi bé có thể ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng).

Nhóm cung cấp chất béo: Bé cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn...), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 (xen kẽ các bữa dầu và mỡ). Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi...) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.

Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: Rau xanh và củ quả.

Lưu ý đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột cháo của bé gây thấp năng lượng - khiến bé chậm lên cân.

Với bé bắt đầu ăn dặm nên cho một thìa rau, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu bé táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều.

Ngược lại, với bé bị thừa cân béo phì rất nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng.

Tiêu chí chọn thực phẩm bổ sung cho bé

Giàu năng lượng và giàu dinh dưỡng: Đặc biệt là sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C và folate (có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật, hải sản, sữa...).

Sạch và an toàn: Không có tác nhân gây bệnh (không có vi khuẩn gây bệnh hoặc các sinh vật có hại khác); Không có các hóa chất có hại hoặc chất độc; Không có xương hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho bé.

Không quá nóng, cay, mặn, dễ ăn với bé, bé thích ăn.

Dễ chuẩn bị từ các thực phẩm của gia đình, địa phương, giá hợp lý, dễ nấu.

Cần chú ý rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp và bát đũa khi chuẩn bị thức ăn cho bé, cần cho bé ăn trong vòng hai giờ sau khi nấu.

Nên tránh dùng những bữa phụ có quá nhiều đường (làm hỏng răng) và có giá trị dinh dưỡng thấp (ví dụ: nước có gas, kẹo kem, kẹo que), dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa sau này.

Để đảm bảo cho bé ăn dặm ngon miệng và hấp thu tốt cần:

- Cho bé ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ (với bé mới ăn dặm hoặc bé lười ăn). Tránh ăn trong bữa chính của bé những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu, thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…

- Ða dạng thực phẩm: thay đổi thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn bé thích để khuyến khích bé ăn đủ bữa.

- Với bé ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp bé nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá…

- Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho bé được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin, chất xơ - đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.

Theo SK&ĐS

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo