- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Phòng ngừa loãng xương sau sinh
>> Chăm sóc sức khỏe sau sinh
>> Cách chăm sóc vết mổ sau sinh
>> Rạn da sau sinh
Tình trạng giảm mật độ khoáng xương (có thể hiểu là loãng xương) lúc mang thai và thơi gian cho con bú là tình trạng thiếu canxi sinh lý.
Dấu hiệu cơ bản của chứng loãng xương là, sau khi sinh 1-2 tháng, người me bắt đầu xuất hiện tình trạng đau nhức khắp người, nhất là khu vực vai, lưng, bàn chân.
Một số người không thấy có triệu chứng gì khi bị loãng xương hoặc bỏ qua những triệu chứng nhẹ như đau lưng âm ỉ.Nguyên nhân
- Do tình trạng mật độ xương trong khoảng thời gian mang thai và cho con bú.
- Do một lượng lớn vitamin D từ cơ thể mẹ đã bị tiêu hao vì phải nuôi dưỡng thai nhi.
- Khi mang thai, nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ tăng lên. Điều này có tác động đến sự hoạt động của các cơ, gân, dây chằng, đặc biệt là vùng khớp cùng của xương chậu (biểu hiện là tình trạng đau lưng, mỏi khớp khi mang thai và kéo dài đến khoảng thời gian sau sinh).
- Căng thẳng, bận rộn chăm con khiến cơ thể mệt mỏi và hay xuất hiện những cơn đau mỏi xương khớp.
Điều trị
Phần lớn các trường hợp loãng xương ở phụ nữ sau sinh là hội chứng loãng xương sinh lý (các bác sĩ đã tiến hành đo mật độ xương ở phụ nữ trong thời gian mang thai, kết quả cho thấy chỉ số này đều giảm). Tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể sau 6 - 12 tháng ngừng cho con bú.
Với những trường hợp loãng xương nghiêm trọng, khi ấy bạn có thể phải sử dụng thuốc giảm đau hoặc dùng các loại thuốc uống, thuốc bổ sung vitamin D, theo điều trị và chỉ định của bác sĩ...
Phòng chứng loãng xương sau sinh
Canxi là thành phần cấu trúc quan trọng của xương. Vì vậy, thai phụ cần được cung cấp đầy đủ nhu cầu canxi cho cơ thể qua ăn uống và vận động hợp lý mỗi ngày.
Hàm lượng canxi trong thời gian cho con bú luôn cao hơn bình thường, khoảng 1.500mg/ngày.
Các thực phẩm giàu canxi là sữa, đậu tương, lòng đỏ trứng, rau cải, cá tôm... Hết thời gian kiêng cữ sau sinh, người mẹ nên nhanh chóng quay lại chế độ dinh dưỡng như thường ngày, chỉ nên kiêng các chất kích thích, gia vị cay nóng, đồ uống có cồn hay thực phẩm chứa nhiều caffein…
Nên bổ sung các nguồn thực phẩm giàu vitamin D như trứng, nấm tươi, lươn, trai, sò...
Khi sinh con khoảng một tháng, sức khỏe của sản phụ đã phục hồi, có thể tham gia các hoạt động thể dục thể thao vừa sức, nhẹ nhàng. Không chỉ phòng được chứng loãng xương, vận động còn giúp người mẹ tăng cường sức khỏe và sớm lấy lại vóc dáng sau sinh.
Ngoài ra, người mẹ cũng nên sắp xếp công việc nhà, bao gồm cả việc chăm sóc bé một cách hợp lý để phòng tránh những cơn đau mỏi cơ do phải làm việc quá sức.
Tắm nắng cũng là cách giúp cơ thể mẹ tổng hợp vitamin D tốt đồng thời cũng ngăn ngừa được tình trạng loãng xương.
Theo SK&ĐS
- 5 lầm tưởng về tập thể dục khi mang thai (10:46:00 11/06/2013)
- 3 bước massge hiệu quả cho mẹ bầu (00:35:00 08/06/2013)
- Để bà bầu xinh đẹp hơn trong thai kỳ (00:52:00 05/06/2013)
- 9 cách giúp thai nhi vui vẻ (14:29:00 26/05/2013)
- Hỗ trợ vòng một khi bầu bí (00:06:00 25/05/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |