- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Hiểm họa từ việc sinh con muộn
>> Mang thai ngoài 30 tuổi
>> Ảnh hưởng tuổi tác đến sinh nở
Mẹ càng cao tuổi khi mang thai, con càng có nguy cơ bị bệnh Down, bố càng già, con càng dễ bị tự kỷ.
Nhiều người vẫn cho rằng con cái là trời cho, vì thế, dù họ đã ngoài 40 hoặc hơn thế vẫn thoải mái sinh con khi “dính” bầu. Điều này không hề tốt cho những đứa con của bạn.
Mẹ lớn tuổi dễ sinh con dị tật
Khi phụ nữ bước sang tuổi 35, sức khỏe cũng như chất lượng của trứng không đảm bảo, tỷ lệ thụ thai kém hơn khi còn trẻ, độ giãn nở của khung chậu đã bị hạn chế nên việc mang thai và sinh nở lần đầu có nhiều rủi ro cho cả mẹ lẫn con. Các nguy cơ khi sinh con muộn thường gặp là: sẩy thai, đẻ non, tiền sản giật, thai lưu, đẻ khó... Mang thai khi đã lớn tuổi thì tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể cao nên tỷ lệ con mắc bệnh đần độn (Down) ở các bà mẹ này thường cao hơn bình thường. Nguy cơ càng tăng khi tuổi mang thai càng cao.
Ảnh: Babycenter.com
Bố lớn tuổi cũng nguy hiểm không kém
Theo một nghiên cứu được thực hiện gần đây bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Não Queensland, Australia, các bé do người cha cao tuổi sinh ra dễ có đột biến di truyền liên quan đến bệnh tự kỷ và bé sinh ra từ các đàn ông trên 40 tuổi có nguy cơ bị tự kỷ cao gấp 6 lần so với các bé sinh ra bởi các ông bố dưới 30 tuổi. Bé còn có thể bị suy yếu não nghiêm trọng và thường có chỉ số IQ thấp hơn những bé khác.
Đồng thời, những ông bố cao tuổi không được chuẩn bị tốt về cả mặt tâm lý và sức khỏe cho việc nuôi con. Do tuổi tác, họ khó tính và có khuynh hướng ít tha thứ cho sự hiếu động, nghịch ngợm của bé. Các ông bố nhiều tuổi cũng ít thể hiện cảm xúc với con khiến con của họ dễ bị tự kỷ, có xu hướng sợ bố và có dấu hiệu lệch lạc giới tính vì chỉ gần gũi mẹ.
Còn các nhà khoa học tại Viện Karolinska (Thụy Điển) và Đại học Bristol (Anh) đã phân tích hồ sơ y khoa của 700.000 người được sinh ra trong thời gian từ năm 1973 đến 1980. Họ nhận thấy, những bé có bố lớn tuổi thì nguy cơ bị tâm thần phân liệt cao hơn hẳn những bé khác khi lớn lên. Khoảng 15,5% ca bệnh tâm thần phân liệt trong số đối tượng được nghiên cứu có bố trên 30 tuổi tại thời điểm ra đời. Theo phân tích này, đàn ông ở tuổi 50 trở lên có tỉ lệ sinh con bị tâm thần phân liệt cao gấp 3 lần đàn ông 25 tuổi. Họ cũng ước tính rằng khoảng 1/4 trường hợp bị tâm thần phân liệt là do được sinh ra bởi các ông bố cao tuổi.
Ngoài ra, đàn ông ở độ tuổi 50-60 trở lên có khả năng sinh ra bé mắc hội chứng Apert (hội chứng sọ mặt) cao hơn 10 lần so với đàn ông từ 30 tuổi trở xuống. Một nghiên cứu khác của Học viện Karolinska, Thụy Điển cũng cho thấy con cái của đàn ông từ 55 tuổi trở lên có khả năng bị rối loạn lưỡng cực cao hơn 1,37 lần các ông bố trẻ
Những điều bố mẹ lớn tuổi cần lưu ý khi sinh con
Với những trường hợp thực sự muốn có thêm con, các ông chồng và các bà vợ lớn tuổi cần khám tổng quát để có thể phát hiện kịp thời bệnh lý nếu có, nên lưu ý đặc biệt đến những vấn đề sau:
- Làm xét nghiệm máu để kiểm men gan, đường huyết, mỡ máu và phát hiện một vài bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: HIV, viêm gan siêu vi B, gene, nhiễm sắc thể.
- Kiểm tra huyết áp và cholesterol để đánh giá tình trạng sức khoẻ nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng
- Làm tinh dịch đồ để kiểm tra số lượng tinh trùng và tình trạng của tinh trùng
- Kiểm tra nội tiết tố để biết chất lượng trứng.
- Chụp tử cung vòi trứng để xem có dấu hiệu bất thường ở vòi trứng không, tránh trường hợp mang thai ngoài tử cung, chửa trứng…
- Kiểm tra tính di truyền và xin ý kiến của bác sĩ nếu trong gia đình có người thân bị bệnh di truyền (như máu không đông, thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm…) hay bị rối loạn nhiễm sắc thể (bệnh Down), chậm phát triển trí tuệ, mắc các dị tật bẩm sinh hay khuyết tật ống thần kinh… nếu nghiêm trọng sẽ được thông báo về nguy cơ tiềm ẩn.
- Đặc biệt, vợ chồng bạn cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ trong trường hợp đang bị bệnh mãn tính, hay đang dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Vì một số loại thuốc ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng tinh trùng (như thuốc trị cao huyết áp, thấp khớp, kháng sinh, động kinh…)
- Các ông bố cũng nên hạn chế và tiến đến từ bỏ thuốc lá hay các chất kích thích như rượu, bia, cà phê… nếu muốn có con, nhất là khi đã lớn tuổi.
- Cả bố và mẹ cần bổ sung dinh dưỡng giàu axit folic và vitamin C để tăng cường chất lượng tinh trùng.
Theo Webphunu
- Những trường hợp nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai (14:37:00 12/06/2013)
- Giảm phù nề cho mẹ bầu (14:26:00 12/06/2013)
- Phòng ngừa loãng xương sau sinh (11:51:00 11/06/2013)
- 5 lầm tưởng về tập thể dục khi mang thai (10:46:00 11/06/2013)
- 3 bước massge hiệu quả cho mẹ bầu (00:35:00 08/06/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |