- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
‘Kích hoạt’ các phản xạ đầu đời ở bé
Ở bé sơ sinh, có những phản xạ tự nhiên như phản xạ bú, phản xạ giật mình… giúp bé thích nghi với cuộc sống mới khi ra khỏi bụng mẹ. Những phản xạ này có thể phản ánh tình trạng phát triển thể chất cũng như trí tuệ của bé.
1. Phản xạ cơ bản (rooting reflex)
Kích hoạt: Mẹ chạm nhẹ nhàng vào má của bé.
Đáp ứng: Bé sẽ hướng về phía má vừa được chạm. Điều này được gọi là phản xạ cơ bản.
Mục đích: Phản xạ này rất hữu ích khi mẹ muốn cho bé ăn. Bé sẽ hướng về núm vú mẹ theo hướng mà bên má của bé được vuốt ve.
Thời gian tồn tại: Đến khi bé được khoảng 3-4 tháng tuổi, phản xạ này sẽ mất đi.
2. Phản xạ mút
Kích hoạt: Một cái gì đó, chẳng hạn như ti mẹ, núm vú bình sữa, hoặc ngón tay của cha mẹ, chạm vào vòm miệng của bé.
Đáp ứng: Bé mút vào núm vú.
Mục đích: Giúp bé ăn.
Thời gian tồn tại: 3-4 tháng.
3. Phản xạ giật mình
Kích hoạt: Tiếng ồn, chuyển động đột ngột, hoặc cảm giác sắp bị rơi xuống đều khiến bé giật mình.
Đáp ứng: Bé giật nảy mạnh đến mức có thể quăng cả hai tay ra khỏi người. Nhưng ngay sau đó, bé sẽ thu tay lại như thể đang ôm lấy mình. Cuối cùng, rất có thể bé sẽ khóc.
Thời gian tồn tại: Cho đến khi em bé được 4-6 tháng tuổi, phản xạ này sẽ mất.
Lý do: Nỗ lực đầu tiên của bé để bảo vệ chính bản thân bé khỏi những tổn hại từ bên ngoài.
Nếu bé giật mình mình tỉnh táo: Hãy thử quấn bé sẽ giúp bé cảm thấy an toàn hơn.
4. Phản xạ Babinski
Kích hoạt: Khi bé thức giấc, mẹ thử nhẹ nhàng ấn vào lòng bàn tay của cả hai tay bé cùng một lúc. Sau đó, quan sát những phản xạ ở miệng của bé.
Đáp ứng: Bé sẽ mở miệng to và có thể thụt lưỡi vào sâu bên trong.
Thời gian tồn tại: 6 đến 24 tháng tuổi.
Lý do: Nỗ lực của bé để không bị rơi (ngã).
5. Phản xạ bước (đi bộ)
Kích hoạt: Giữ bé ở tư thế thẳng đứng, hai lòng bàn chân của bé chạm trên một mặt phẳng.
Phản ứng: Bé nâng một chân, sau đó là chân bên khác, như đi bộ.
Thời gian tồn tại: Khoảng hai tháng.
Lý do: Phát triển khả năng bước đi của bé ngay từ bây giờ.
6. Phản xạ nắm
Kích hoạt: Nhiều cha mẹ nhận biết rõ phản xạ này ở bé như khi đưa ngón tay trỏ của mẹ vào lòng bàn tay của bé hoặc cho bé cầm lấy một số đồ chơi như cái lục lạc…
Phản ứng: Các ngón tay của bé sẽ tự động đóng lại. Bé sơ sinh cũng có phản xạ tương tự với bàn chân của bé. Nếu mẹ bấm móng chân cho con, bé sẽ cụm các ngón chân của mình lại.
Thời gian tồn tại: 3 đến 4 tháng tuổi.
Lý do: Phát triển các kỹ năng cầm, nắm ở bé sau này.
7. Phản xạ nghẹo cổ
Kích hoạt: Đặt bé nằm sấp.
Phản ứng: Cổ của bé cố ngoi lên rồi nghẹo về một bên, với cánh tay duỗi thẳng. Cánh tay còn lại gập cong lại.
Lý do: Giảm mệt mỏi cho bé.
8. Phản xạ phòng vệ
Kích hoạt: Chạm nhẹ vào bé hoặc cho bé tới nơi có ánh sáng.
Phản ứng: Bé sẽ co người lại hoặc nheo mắt vì sáng.
Lý do: Giúp bé thích nghi với các điều kiện bên ngoài.
Lưu ý: Bé có những phản xạ từ lúc mới sinh nhưng nhiều phản xạ sẽ biến mất sau một vài tháng. Nếu bé không có những phản xạ được coi là tự nhiên nhất, mẹ cần trao đổi ngay với bác sĩ.
Phương Thảo
- Phòng tránh sớm bẹt đầu cho bé (16:42:00 01/04/2014)
- Lưu ý sử dụng bao tay cho bé (10:12:00 28/03/2014)
- Những vệt máu đỏ trong mắt bé sơ sinh (10:11:00 28/03/2014)
- Để cắt móng mà không làm bé sợ (14:38:00 27/03/2014)
- 'Thuốc thảo dược giúp con gái tôi thoát khỏi bệnh hen' (09:00:00 27/03/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |