- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Viêm da cơ địa ở bé sơ sinh
Viêm da cơ địa ở bé sơ sinh có dấu hiệu là các đám sần đỏ, mụn nước thường xuất hiện ở má nhưng cũng có thể nổi ở các vùng da khác.
Triệu chứng khác của viêm da cơ địa ở bé là những đám sẩn có nhiều vảy màu vàng ướt hoặc khô thì có màu xám. Nếu vảy bong ra thì nền da có màu đỏ, khô lại hoặc chảy dịch.
Bé có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu bị bội nhiễm thì xuất hiện thêm các mụn mủ, đau, rát, có thể loét…
Độ tuổi dễ mắc bệnh
Viêm da cơ địa sơ sinh thường gặp ở bé dưới 4 tháng tuổi.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở bé rất phức tạp. Thường là do:
- Di truyền.
- Khí hậu.
- Thực phẩm, đồ ăn, thức uống.
- Môi trường sống.
- Những bé có cơ địa mẫn cảm, dị ứng như hay bị dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết; bé bị hen… cũng dễ bị viêm da cơ địa.
Chăm sóc bé bị viêm da cơ địa
Mẹ cần là người hiểu rõ con mình có cơ địa dễ bị dị ứng hay không, dị ứng thứ gì để từ đó có cách chăm sóc bé được tốt.
Nếu bé bị dị ứng với thứ gì từ môi trường thì mẹ nên cách ly bé với thứ ấy. Nếu bé bị hen, mẹ cần có chế độ chăm sóc bé bị bệnh phù hợp nhất.
Ngoài ra, mẹ cần thường xuyên cắt móng tay cho bé để bé không cào, gãi vào vùng da bị tổn thương.
Mẹ nên tắm hàng ngày cho bé bằng nước ấm.
Tránh cho bé mặc quần áo bằng sợi gây bí, nóng, ngứa ngáy mà cần cho bé ăn mặc thoáng mát, ở trong môi trường sạch sẽ, trong lành.
Mẹ không được chà xát hay cạy vảy trên vùng da bị viêm của bé để tránh tình trạng viêm da nặng thêm.
Điều trị
Mẹ cần cho bé đi khám để bác sĩ kê toa thuốc phù hợp với từng giai đoạn bị bệnh ở bé. Bác sĩ có thể dùng kem bôi, mỡ corticoid, mỡ kháng sinh để chống ngứa, làm lành vùng da bị tổn thương ở bé. Phải điều trị duy trì kể cả khi bệnh đã thuyên giảm để tránh tái phát và các biến chứng.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- 5 lời khuyên dùng cũi an toàn (15:09:00 07/04/2014)
- Vệ sinh mắt, mũi, tai và lưỡi bé (17:31:00 01/04/2014)
- ‘Kích hoạt’ các phản xạ đầu đời ở bé (17:28:00 01/04/2014)
- Phòng tránh sớm bẹt đầu cho bé (16:42:00 01/04/2014)
- Lưu ý sử dụng bao tay cho bé (10:12:00 28/03/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |