- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé bị dính thắng lưỡi
Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh ở lưỡi, làm bé không có các cử động bình thường ở lưỡi.
Nguyên nhân
Dính thắng lưỡi là do dây thắng lưỡi (lớp màng niêm mạc mỏng dưới lưỡi) bị ngắn; hoặc do bé bị điếc bẩm sinh, tổn thương thần kinh…
Do bé ít có cơ hội giao tiếp, phát triển ngôn ngữ vì cha mẹ ít quan tâm, trò chuyện với bé.
Tỷ lệ mắc dị tật này
Khoảng 3-4% số bé sơ sinh mắc phải dị tật này, tùy mức độ. Trong đó, bé trai luôn chiếm nhiều hơn bé gái, nhiều gấp 3 lần bé gái.
Thời điểm phát hiện
Ngay sau khi chào đời, bác sĩ có thể phát hiện bé bị dính thắng lưỡi.
Cũng có khi vài tháng tuổi sau đó, bé mới phát hiện được dị tật này khi bé lười bú, chậm tăng cân. Hoặc mẹ có thể tự nhận biết bé có bị dính thắng lưỡi hay không để đưa bé đi khám kịp thời:
- Mẹ hãy quan sát khi bé thè lưỡi ra, đầu lưỡi có vẻ vuông, chứ không nhọn.
- Bé thường bú lâu vì khó bú.
- Đầu lưỡi của bé có thể có hình trái tim.
- Hai răng cửa hàm dưới có thể bị nghiêng hoặc có khe hở giữa hai răng cửa.
Lưu ý: Để biết chính xác bé có bị dính thắng lưỡi hay không, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt.
Điều trị
Bé bị dính thắng lưỡi thường được điều trị bằng cắt dây thắng lưỡi. Bác sĩ dùng đầu kéo, bấm ngang dây thắng lưỡi. Trước đó, bác sĩ phải tiêm thuốc gây mê hay gây tê cho bé để quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần cắt dây thắng lưỡi. Nếu chỉ dính dây thắng lưỡi mỏng thì không cần phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt thắng lưỡi đơn giản và an toàn. Thời điểm cắt thắng lưỡi an toàn là khi bé 3-4 tháng tuổi. Nếu để muộn, cắt thắng lưỡi làm bé sẽ bị đau và chảy nhiều máu hơn.
Riêng những bé bị dính thắng lưỡi nhưng mắc các bệnh lý về máu như bệnh máu khó đông, suy giảm tiểu cầu, leucemie, tiểu đường ... thì không được tiến hành phẫu thuật theo qui trình bình thường.
Lưu ý sau phẫu thuật
- Mẹ nên cho bé uống thuốc theo toa của bác sĩ.
- Mẹ không nên để bé cắn vào lưỡi.
- Mẹ không nên sờ hay cho bé sờ vào vùng phẫu thuật.
- Mẹ nên tránh đồ ăn nóng cho bé.
- Nên cho bé ăn loãng, uống nhiều nước cho đến khi bình phục hoàn toàn.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Trị tưa lưỡi cho bé bằng rau ngót (15:05:00 16/04/2014)
- Viêm da cơ địa ở bé sơ sinh (14:30:00 16/04/2014)
- 5 lời khuyên dùng cũi an toàn (15:09:00 07/04/2014)
- Vệ sinh mắt, mũi, tai và lưỡi bé (17:31:00 01/04/2014)
- ‘Kích hoạt’ các phản xạ đầu đời ở bé (17:28:00 01/04/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |