- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bệnh mày đay ở bé mùa xuân...
Mày đay (mề đay) là một dạng viêm da ở bé dễ gặp trong thời tiết sang xuân.
Các nguyên nhân
Mày đay thông thường: Có thể do bé bị dị ứng thức ăn (như trứng, cá, cua, tôm, sò, sữa…); thậm chí một số bé bị dị ứng nước mắm, phô mai, đồ hộp, chocolate…; các chất tạo màu và bảo quản thực phẩm.
Thuốc: Bé có thể bị nổi mày đay ngay sau khi dùng thuốc hoặc 5-10 ngày sau khi dùng một loại thuốc nào đó. Bé nổi mày đay thông thường hoặc kèm sốt, nổi hạch…
Những nguyên nhân khác: Bé bị ong, kiến, sâu bọ đốt.
- Bé bị dị ứng phấn hoa, bụi, rơm rạ.
- Bé nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…
Các dạng mày đay thường gặp
Mày đay thông thường: Da bé đột ngột nổi nhiều những sẩn màu hồng, đặc biệt rất ngứa. Những nốt ban có thể lặn chỗ này rồi nổi chỗ khác.
Phù mạch: Bé bị nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, vùng sinh dục ngoài…); có thể kèm nổi ban.
Nếu bé bị phù ở lưỡi, thanh quản sẽ gây suy hô hấp, bé phải cấp cứu.
Da vẽ nổi: Còn gọi là mày đay già. Nếu mẹ dùng một vật đầu tù miết nhẹ lên da bé, da bé sẽ nổi lên một vệt gồ màu hồng; có thể đi kèm nổi nốt.
Ngoài ra, mày đay còn có các dạng khác như sẩn nhỏ, mụn nước – sẩn…
Điều trị và phòng bệnh
- Tránh cho bé tiếp xúc với những chất mà bé bị dị ứng.
- Khi bé bị mày đay, mẹ nên cho bé ăn nhạt. Nếu bé bị ngứa, mẹ có thể pha giấm với nước tắm rồi tắm cho bé.
- Không tùy tiện dùng thuốc mỡ thoa cho bé vì có thể gây viêm da dị ứng.
- Không tự ý mua trà “mát gan” cho bé vì nghĩ bé bị nóng. Những bé đã từng mắc bệnh mày đay tránh tiếp xúc với các loại dị nguyên có nguy cơ gây bệnh tái phát (nóng, lạnh đột ngột, tôm cua, hóa dược…). Chẳng hạn, cần chú ý giữ ấm cho bé, không để bé bị lạnh đột ngột.
- Cần thận trọng khi dùng hóa mỹ phẩm cho bé. Nếu bé bị dị ứng với thứ nào thì phải tránh thứ ấy.
- Khi cho bé đi ra ngoài hay tiếp xúc với nơi có khí hóa học thì phải cho bé đeo khẩu trang. Tốt nhất không cho bé vào môi trường đang có mùi lạ.
- Giữ cơ thể bé sạch sẽ, tránh bệnh ngoài da.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Phòng bệnh tiêu chảy trong mùa xuân (14:10:00 22/01/2014)
- Phòng bệnh hen phế quản mùa xuân (13:54:00 22/01/2014)
- Tắm, gội cho bé an toàn ngày rét đậm (17:21:00 12/01/2014)
- Mẹo ‘trị’ bé đạp chăn lúc ngủ (16:12:00 12/01/2014)
- Lưu ý du lịch năm mới cùng bé (09:53:00 12/01/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |