Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Hiểu về thóp của bé

12:07:10 03/04/2014

Hai điểm mềm trên đầu của bé gọi là thóp. Chúng có thể khác nhau một chút về kích thước. 

- Một cái ở phía sau của đầu thường là nhỏ hơn và có hình tam giác. Điểm này gọi là thóp sau.

- Cái còn lại, lớn hơn nằm ở trên đỉnh đầu, gọi là thóp trước. Thóp trước có hình kim cương hoặc hình cánh diều.  

Khi chào đời, xương đầu của bé tương đối mềm và được kết nối bởi các mô. Bởi vì, khi bé “chui” ra từ mẹ, đầu bé có thể thay đổi hình dạng do các xương đầu ép sát với nhau. Điều này giúp bé “ra ngoài” cho dù “cánh cửa” rất nhỏ. Đầu lại là một trong những phần lớn nhất trên người bé, vì thế, để “lọt” ra ngoài, đòi hỏi đầu của bé phải rất mềm và linh hoạt. Cuối cùng, khi xương đầu kết nối với nhau là thời điểm đóng lại của thóp. 

Nói thóp là điểm mềm nhưng thực sự chúng được bảo vệ bởi một lớp màng rất dày, cho tới khi các xương nối lại với nhau, làm liền thóp (thường là cho tới khi bé được 2 tuổi).

Thóp trước dễ dàng nhận biết hơn vì mẹ có thể nhìn thấy thỉnh thoảng, thóp phập phồng. Thóp phồng lên rồi lõm xuống hoặc nhấp nhô như sóng lượn trong giây lát trước khi chuyển về trạng thái bình thường là mối lo lắng cho nhiều cha mẹ. Phần lớn các trường hợp này được coi là bình thường. Nguyên nhân đơn giản là do lưu lượng máu chảy qua khu vực này. Sự di chuyển của máu có thể nhìn thấy rõ trên thóp của bé vì điểm này khá mềm, do các xương sọ chưa nối khít lại với nhau (thóp chưa kín).

Thóp phồng hoặc lõm cũng có thể cảnh báo một vài triệu chứng ở bé mà cha mẹ nên quan tâm. Nó có thể là dấu hiệu của một loại bệnh hoặc bị mất nước, đặc biệt nếu bé có kèm theo những triệu chứng bệnh khác. Thóp trũng có thể là dấu hiệu mất nước; thóp phồng có thể là dấu hiệu của viêm màng não.  

Vai trò của thóp

Thóp cho phép hộp sọ của bé linh hoạt trong quá trình sinh nở. Thóp còn tạo không gian cho não bé phát triển như người trưởng thành.

Kích cỡ mỗi thóp khi chào đời

Thóp trước có kích cỡ khoảng 2,5cm. Thóp sau chỉ đủ lớn để lọt một cái móng tay, khoảng 0,6cm. Kích thước thóp khác nhau với từng bé. Nhưng cũng có kích thước trung bình. Nếu thóp nhỏ (lớn) hơn kích thước trung bình thì bé cần được đưa đi kiểm tra.

Thời điểm liền của thóp

Thóp sẽ được kéo căng ra trong vòng 2-3 tháng đầu tiên (thời điểm não phát triển rất nhanh). Sau khoảng thời gian này, thóp bắt đầu liền lại. Thóp sau sẽ liền sớm hơn, khi bé được 2-4 tháng tuổi (do thóp sau nhỏ hơn thóp trước nên liền nhanh hơn). Thời điểm liền của thóp trước khá đa dạng. Thông thường, thóp trước sẽ liền khi bé được khoảng 18-24 tháng tuổi nhưng cũng có trường hợp liền sớm hơn, khoảng 9-12 tháng tuổi.

Cho đến khi liền, thóp của bé luôn có dạng bẹp nhưng không phải trũng hoặc phồng ra.

Nhiều cha mẹ băn khoăn không biết thóp của bé có cần chế độ chăm sóc đặc biệt không? Các chuyên gia khẳng định, thóp được bảo vệ bởi nhiều màng dai, dày, khiến cho đầu bé rất linh hoạt. Do đó, những va chạm nhẹ nhàng như đội mũ, gội đầu… không gây ảnh hưởng đến thóp. Tránh đặt vật nặng hoặc dùng tay ấn mạnh vào thóp của con. 

Khi thóp đóng muộn hoặc không đóng: Thóp không đóng là dấu hiệu bất thường. Nó có thể do suy giáp (thấp tuyến giáp cấp). Nếu bạn vẫn thấy các thóp của bé mở sau một năm thì có thể nguy hiểm. Thóp đóng khớp với sự phát triển của xương.

Khi thóp đóng sớm (chứng Craniosynostosis): Đây là tình trạng đóng sớm của thóp, xảy ra với tỷ lệ khoảng 1/2500 bé, bé trai nhiều hơn bé gái. Triệu chứng là đầu bị lệch kèm khuôn mặt không đối xứng.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo