Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Phù ở bé sơ sinh

14:04:10 10/03/2014

Ở bé sơ sinh có thể gặp 2 chứng phù là phù nước và phù cứng.

Phù nước

3-5 ngày sau sinh, ở chân tay, đầu và bụng, quanh mắt của bé nhìn như bị phù lên. Đây là hiện tượng phù nước sinh lý ở bé sơ sinh. Khoảng 2-3 ngày sau, hiện tượng này sẽ giảm và biến mất.

Phù cứng ở bé sơ sinh

Đây là chứng bệnh mà da và lớp mỡ dưới da bé sơ sinh bị đông cứng lại. Biểu hiện này có thể đi kèm chứng phù nước ở các bé sinh non, bé sơ sinh sức khỏe yếu.

Nguyên nhân: Có thể do dưới da bé có nhiều lớp mỡ dạng rắn, chỉ tan ở nhiệt độ cao nên gặp lạnh sẽ bị đông cứng lại.

Biểu hiện: Ban đầu, bé có biểu hiện da ở ống chân lạnh cứng lại, sau đó lan tới mông, sườn, bụng, ngực và lên má. Mẹ ấn nhẹ vào làn da bé thì không thấy da lõm xuống. Bé có biểu hiện lạnh, hạ thân nhiệt.

Bé yếu ớt, khóc yếu, bú kém, có thể kèm viêm phổi…

Phòng tránh phù cứng cho bé: Do chứng bệnh này phổ biến khi trời lạnh nên để phòng tránh, mẹ cần giữ ấm cho bé sơ sinh. Với bé sinh non, bé cần được ủ ấm tại bệnh viện theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Khi tắm rửa hay thay quần áo cho bé phải đảm bảo bé đủ ấm. Mẹ có thể dùng đèn sưởi để sưới ấm cho bé.

Nếu thấy bé bị lạnh, mẹ không được ủ ấm cho bé quá đột ngột. Lúc này, mẹ cần bình tĩnh giữ ấm cho bé bằng cách giúp bé mặc quần áo, quấn chăn ủ ấm để thân nhiệt tăng lên từ từ. Nếu đã dùng các biện pháp sưởi ấm mà thân nhiệt của bé không tăng, mẹ cần đưa bé đi khám.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo