- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Cách tắm cho bé
Với những người lần đầu làm mẹ, việc tắm cho bé luôn là một thử thách khó khăn. Tuy nhiên khi đã có kinh nghiệm, bạn sẽ thấy tắm là khoảng thời gian thư giãn tuyệt vời cho cả mẹ và bé.
Tắm là một phần không thể thiếu của quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé trong những ngày tháng đầu đời. Vì làn da của bé rất nhạy cảm và mỏng manh nên bé rất dễ bị vi khuẩn tấn công, cũng như dễ mẫn cảm với các loại xà phòng, các chất làm sạch không thích hợp.
Do đó, việc tắm cho bé đúng cách không chỉ làm cho bé cảm thấy thoái mái, dễ chịu, ngủ ngon hơn và ngoan hơn mà còn giúp bé giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh được các bệnh nhiễm khuẩn qua da.
Cách tắm cho bé
Cách thứ nhất: Một tay bạn giữ cổ và vai bé, từ từ nhúng bé xuống nước và tắm cho bé. Bạn cần tắm sạch phía trước cơ thể; sau đó tắm phía sau, rửa sạch hậu môn cho bé.
Cách thứ hai: Bạn cũng không nhất thiết phải cởi hết quần áo của bé ra ngay mà có thể tắm đến đâu cởi đến đó. Bạn tắm nửa trên người bé trước rồi mặc áo cho bé, sau đó tắm nửa người còn lại và mặc quần cho bé.
Các bước tắm cho bé
Bước 1: Cởi bỏ hết quần áo của bé, trừ tã lót. Sau đó, bạn có thể quấn bé trong khăn tắm khi bạn lau mặt và đầu của bé.
Nhiều người mẹ tắm cho bé xong, bọc bé vào khăn lông to rồi mới gội đầu cho bé. Cách này theo nhiều người mẹ, sẽ khiến bé không bị lạnh, thích hợp khi vừa tắm vừa gội cho bé vào mùa đông. Còn với mùa hè, bạn có thể gội đầu cho con, lau khô xong rồi mới tắm.
Với trường hợp bé bị “cứt trâu”, bạn có thể thoa dầu vào trước để làm mềm và tróc các lớp vảy này.
Bước 2: Bạn dùng bông sạch thấm nước cho mềm để lau mắt cho bé, bắt đầu lau từ phía đầu mắt đến đuôi mắt. Để tránh nhiễm trùng, bạn nên dùng hai miếng bông khác nhau để lau 2 mắt bé.
Bạn cũng có thể sử dụng khăn ẩm, mềm lau nốt phần mũi, sau cổ và tai bé.
Trong trường hợp mũi bé có nhiều nước mũi đóng khô hoặc mắt bé có gỉ mắt, bạn hãy sử dụng một miếng vải len cotton ấm chặm nhẹ vào mũi và mắt bé để làm mềm nó ra trước khi lau sạch.
Bước 3: Đây là lúc bạn gội đầu cho bé. Một tay bạn luồn xuống đỡ gáy và cổ bé; đồng thời giữ cho đầu bé luôn cao hơn chậu nước tắm. Bạn có thể để bé tỳ vào bạn để giữ bé được chắc hơn.
Tay kia bạn vốc nước làm ướt tóc bé, thoa dầu gội lên tóc, xoa đầu và tóc bé thật nhẹ nhàng. Bạn cần lưu ý không cho dầu gội trực tiếp lên da đầu bé mà phải đổ ra tay và tạo bọt trước rồi mới xoa vào tóc bé. Sau đó, bạn gội lại cho bé bằng nước sạch và lau tóc bé cho thật khô bằng khăn bông. Trong lúc gội, bạn nhớ lấy 2 ngón tay cái và ngón út để bịt 2 tai của bé, tránh để nước vào.
Bước 4: Sau khi bỏ tã của bé ra, bạn đặt bé vào chậu tắm một cách từ từ. Đầu tiên phải thả hai chân bé trước, sau đó đến mông và thân. Bạn phải dùng một tay đỡ đầu và cổ bé lên. Luôn để bé ngâm trong nước trong suốt quá trình tắm, để tránh cho bé khỏi bị lạnh.
Nếu bé chưa được 2 tháng tuổi, bạn nên để bé nằm ngửa trong chậu và sử dụng loại chậu tắm chuyên dụng.
Bạn thoa sữa tắm lên người bé từ trước ra sau, từ trên xuống dới. Bạn có thể dùng tay hoặc khăn vải mềm lau nhẹ từ mông, bụng, tay chân và lưng bé. Cuối cùng là vệ sinh bộ phận sinh dục. Đối với bộ phận này, tốt nhất là bạn nên vệ sinh thường xuyên cho bé.
Trong khi tắm, bạn cũng có thể làm các động tác massage nhẹ để tạo cảm giác thoải mái và thích thú cho bé. Sau cùng, bạn tắm tráng lại cho bé bằng nước ấm sạch ở một chậu khác.
Bước 5: Sau khi tắm cho bé xong, bạn dùng một tay nâng cổ và đầu bé, ngón tay trỏ và ngón cái của tay kia nâng mông và bắt đùi để bế bé ra khỏi chậu tắm. Bạn cần cẩn thận vì bé vừa tắm xong, cơ thể còn ướt nên rất dễ trơn và tuột tay.
Bạn bọc bé trong một chiếc khăn tắm to, khô và mềm rồi từ từ thấm khô người bé từ cổ trở xuống. Bạn cần nhớ lau khô phần dưới cằm, nách, các kẽ tay và kẽ chân của bé.
Bước 6: Thoa kem lên cổ, nách, cánh tay, vùng bẹn, mông bé để tránh bị hăm (nếu cần). Bạn cũng có thể sử dụng nước thơm (lotion) dưỡng ẩm để xoa lên người bé.
Bạn có thể làm sạch vùng rốn cho bé bằng cồn và tăm bông mềm. Bạn không cần lo lắng việc tắm sẽ làm nhiễm trùng cuống rốn của bé vì các bé đều đã được kẹp chặt cuống rốn. Chỉ 6–10 ngày sau là cuống rốn bé sẽ tự rụng.
Bước 7: Cuối cùng, bạn cuốn tã lót (hay đóng bỉm) rồi mặc quần áo cho bé. Nên nhớ đợi ít phút cho vùng da mông của bé thật khô ráo rồi mới đóng bỉm. Bạn cũng có thể chải tóc cho bé bằng một chiếc lược mềm. Nếu bạn dùng tăm bông ngoáy tai cho bé thì cần hết sức cẩn thận và nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương bé.
Lúc này, bé rất thoải mái và sạch sẽ. Bạn nên ôm bé vào lòng, âu yếm bé và cho bé bú một chút cho ấm bụng. Bé sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Bạn cũng có thể cắt móng tay, móng chân cho bé sau khi đã tắm cho bé xong.
Lau thay tắm
Trong thời tiết oi nóng, bạn nên tắm cho bé mỗi ngày. Tuy nhiên, với các bé sơ sinh trong tuần đầu tiên, bé không cần nhất thiết phải tắm mà chỉ cần lau người. Hết tuần đầu, bạn có thể tập cho bé thói quen tắm mỗi ngày.
Để lau mình cho bé, bạn cần 2 chiếc khăn mềm (một khăn to hơn để lau khô), một bình nước ấm, tã và quần áo sạch cùng với 2 chậu nhỏ.
Bạn pha nước ấm vào một chậu và nhúng khăn nhỏ vào. Sau đó, bạn cởi áo cho bé và dùng khăn lau mặt, cổ và tai bé. Bạn nên nhúng khăn lại vào chậu và lau tay, phần nách, dưới cánh tay và lưng bé, rồi lấy khăn khô để ủ phần đã lau.
Bạn pha nước ấm vào chậu còn lại, cởi tã lót của bé ra để vệ sinh phần mông và bộ phận sinh dục cho bé bằng các thao tác tương tự như trên. Bạn nhớ lau khô lại cẩn thận cho bé rồi cuốn tã và mặc quần áo sạch cho bé.
Một số lưu ý khi tắm cho bé
Bạn nên tắm nhanh cho bé để đề phòng bé bị lạnh. Khi tắm cho bé, nếu có thể, bạn nên đề nghị thêm một người khác giúp bạn.
Bạn nên sử dụng nước đun sôi để nguội để rửa mặt, lau mắt, mũi, miệng và tai cho bé dưới 6 tháng tuổi.
Bạn không nên cố làm sạch phía trong mũi và tai bé, mà chỉ nên lau nhẹ phía bên ngoài để tránh làm tổn thương các niêm mạc mũi và tai của bé.
Về việc vệ sinh bộ phận sinh dục của bé, bạn cũng nên có một số lưu ý. Với bé gái, bạn chỉ nên lau nhẹ bên ngoài bộ phận sinh dục của bé. Với bé trai, bạn không nên kéo ngược bao quy đầu để làm sạch phía bên trong. Khi bạn lau rửa cho bé, cần phải lau từ trước ra sau để tránh lây lan các vi trùng từ hậu môn sang âm đạo. Vệ sinh bộ phận sinh dục luôn phải thực hiện sau cùng, khi các vùng cơ thể khác của bé đã sạch sẽ.
Bạn nên lưu ý một số điểm sau để giữ an toàn cho bé khi tắm:
- Bạn không nên vừa xả nước vào chậu tắm vừa thả bé vào. Nhiệt độ của nước sẽ thay đổi và có thể làm bé bị cảm lạnh hoặc bị bỏng.
- Nếu bạn tắm và gội cho bé trong cùng một chậu nước thì nên tắm trước, gội sau. Tránh tình trạng để bé ngâm mình trong chậu đầy bọt xà phòng gội đầu, có thể làm bé bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Khi tắm cho bé, bạn nên để khăn mặt và khăn tắm khô ngay cạnh, đề phòng phải cần đến gấp.
Ngọc Huê
- Chuẩn bị tắm cho bé (19:00:00 07/04/2013)
- Cách chăm sóc bé sơ sinh (11:21:00 04/04/2013)
- Phòng viêm tai giữa cho bé (09:09:00 02/04/2013)
- Bé gái co giật vì xem phim kinh dị (09:19:00 01/04/2013)
- Xử trí khi bé bị khò khè (10:47:00 29/03/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |