Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Xử trí khi bé bị khò khè

10:17:50 29/03/2013

Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi bé bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ). Cha mẹ cần chú ý nhận biết và theo dõi diễn biến của bé để đưa bé đến cơ sở y tế khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân

Các nguyên nhân gây khò khè thường gặp nhất là: suyễn (hen phế quản), viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Trong đó, ở bé dưới 6 tháng, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tiểu phế quản. Còn ở bé trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là suyễn. Đặc biệt, khò khè hay gặp ở bé dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này, phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm (30-40% bé còn bú có triệu chứng này).

Ngoài ra còn các nguyên nhân hiếm gặp là: dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép (do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản)…  Trong trường hợp này, bé có triệu chứng khò khè dai dẳng, kéo dài.

Nhận biết bé bị khò khè

Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi bé thở ra. Có thể nghe bằng cách áp sát tai gần miệng bé (nghe gần giống như tiếng ngáy,“tiếng nhạc“). Khi nặng hơn, có thể thấy bé thở ra kéo dài, gắng sức. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khó có thể nghe được bằng tai. Khi đó, bác sĩ có thể phát hiện dễ dàng triệu chứng này hơn bằng cách dùng ống nghe (trong chuyên môn gọi là tiếng ran ngáy, ran rít ).

Trên thực tế, ở bé sơ sinh cần phân biệt tiếng khò khè (là triệu chứng ít gặp nhưng là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này) với tiếng thở do tắc mũi (là triệu chứng rất thường gặp và không phải là triệu chứng nặng). Bé sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, trong khi kích thước lỗ mũi bé còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm ho (làm bé thở nghe khụt khịt). Khi đó, có thể làm thông thoáng mũi bé với 2-3 giọt nước muối sinh lý nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Bé bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.

Khi bé cần đi khám

- Bé thở khò khè lần đầu tiên; khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã, bứt rứt, hay li bì ); khò khè tái phát.

- Nếu bé dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa bé đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.

- Khi bé bị khò khè kéo dài, dai dẳng (3- 4 tuần), cần cho bé đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp).

- Không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm,… vì  có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm bé khò khè nhiều hơn, dẫn đến bệnh nặng hơn.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo