Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Bé gái co giật vì xem phim kinh dị

08:49:50 01/04/2013

Đang nằm chơi, bé Nhung 8 tuổi bỗng ngồi bật dậy, la hét. Sau hơn 10 ngày điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) hiện bé gái ở Nho Quan (Ninh Bình) này đã ổn định, hoạt bát bình thường.

Theo lời kể của gia đình, một tháng trước, bé có kể với mẹ là thấy trống ngực đập thình thịch, tim đập nhanh, người mệt mỏi. Nhưng lúc đấy cả gia đình không ai nghĩ có gì bất thường, có thể do bé nghịch quá nên cũng không để ý. Tuy nhiên, một lần khi đang xem phim, bé tự dưng nôn khan dữ dội. Sau đó, bé liên tục kêu đau đầu, kèm theo biểu hiện trống ngực đập thình thịch. Bố mẹ đã đưa bé đến khám tại bệnh viện huyện nhưng không tìm ra nguyên nhân. Vì thế, bé được chuyển lên cấp cứu tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.

Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi) cho biết: "Chúng tôi đã làm tất cả các xét nghiệm nhưng các chỉ số lúc thì bình thường, lúc lại rối loạn. Tim đập lúc nhanh, lúc chậm, rất loạn nhịp. Bé thường nôn và nôn dữ dội nhưng các xét nghiệm về tiêu hóa cũng bình thường. Kết quả điện tâm đồ cũng tương tự, lúc loạn lúc không”.

Ảnh minh họa.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Phong (Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, người điều trị cho bé) cũng cho biết, những lần lên cơn co giật của bé cũng rất khác. Nếu là co giật do bệnh lý động kinh hay sốt cao thì bệnh nhi phải co giật toàn thân, mất ý thức. Nhưng trường hợp này thì ngược lại, bé chỉ có cơn co ở tay hoặc chân.

"Thậm chí có lần thấy bé nằm cùng bên bị sốt cao, lên cơn co giật, bé Nhung đang bình thường, tỉnh táo, không sốt cũng lên cơn, giật miệng, méo miệng, cắn lưỡi. Rất may được bác sĩ cấp cứu kịp thời nên không để lại hậu quả gì đáng tiếc" - bác sĩ Phong nói.

Khoa đã mời các chuyên gia về thần kinh, ngộ độc, tiêu hoá đến hội chẩn. Theo đó, rất có thể bé bị rối loạn tâm thần do một tác động nào đó.

Sau vài ngày trò chuyện, bé Nhung mới kể với bác sĩ: "Con xem phim kinh dị trên tivi, con thấy sợ lắm, máu chảy rất nhiều. Con thấy trong đầu luôn có tiếng súng bắn, rồi con thấy tim mình đập nhanh, rất sợ". Bác sĩ đã phải kê thuốc an thần để bé ngủ vì cứ thức thì tất cả các hoạt động trên phim lại hiện ra trong đầu.

Theo gia đình thì mẹ Nhung mới sinh em được 5 tháng, bố mải làm nên không ai kiểm soát thời gian xem tivi của con. Cứ học xong bài là bé lại xem tivi, bất kể là phim kinh dị hay hành động. Đây là nguyên nhân dẫn đến những cách hành xử bất thường ở bé, phó giáo sư Dũng cho biết.

Theo tiến sĩ Lã Thị Bưởi (Trưởng phòng khám Tuna), việc xem những bộ phim không phù hợp với lứa tuổi có thể sẽ khiến bé mắc bệnh rối loạn ám ảnh sợ hãi nếu gặp những hình ảnh kỳ lạ mà bé không hiểu. Sợ hãi là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường ở bé vì sự nhận thức chưa đầy đủ, sau một thời gian sẽ mất đi, nhưng với một số bé nó lại trở thành nỗi ám ảnh. Cảm giác sợ hãi khiến bé khó thở, chóng mặt, tim đập nhanh, đau bụng, đau đầu, buồn nôn, toát mồ hôi... Về mặt tâm lý, bé sẽ có cảm giác không an toàn, khóc lóc buồn rầu, căng thẳng cáu kỉnh, hay gặp ác mộng...

Bé sợ hãi vì chưa nhận thức hết được vấn đề, chưa hiểu. Vì thế để giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi cần rất nhiều thời gian, thậm chí vài tháng để bé hiểu rằng không có gì phải sợ, cần tập cho bé quen dần với hoàn cảnh. Khi bé đã cảm thấy an toàn, sẽ không cảm thấy sợ hãi.

Phó giáo sư Dũng cũng khuyến cáo, không chỉ với tivi, cha mẹ không nên cho bé tiếp xúc quá sớm với đồ công nghệ như máy tính, ipad... Cơ bàn tay của bé phát triển theo tuổi, tập dần quen với việc cầm nắm, từ vật nhỏ đến vật lớn. Việc sử dụng con chuột, các động tác ấn, di trên màn hình rất đơn điệu do đó làm giảm vận động cơ của bé. Chính vì thế nhiều bé viết chữ rất xấu do tiếp xúc với máy tính quá sớm. Hơn nữa hầu hết bé ngồi chơi các trò chơi không ngồi thẳng, đúng tư thế mà vặn vẹo đủ các kiểu, lúc vẹo sang trái, lúc vặn sang phải nên nguy cơ về cong vẹo cột sống, bị các bệnh tật khúc xạ là rất lớn.

"Nếu cho bé tiếp xúc quá sớm với thế giới ảo hay trò công nghệ, thay vì động tác thật thì bé lại làm động tác giả. Việc này cực kỳ nguy hiểm. Bé dễ lầm tưởng thế giới ảo với cuộc sống thật, ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định hoặc suy nghĩ của mình" - phó giáo sư Dũng chia sẻ.

Hà Nội: Bé gái nhập viện vì lên cơn hen nặng

Bé Như (Hoàng Mai) được chuyển đến khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) trong tình trạng khó thở, sốt cao, tím tái, co rút lồng ngực mạnh. Đây là lần đầu khoa tiếp nhận một bé nhỏ tuổi (9,5 tháng) lên hen cấp rất nặng. 

Bác sĩ Nguyễn Thành Nam (khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, 3 tuần trước bé cũng đã nhập viện trong tình trạng khó thở rất nặng và được điều trị bằng thuốc giãn phế quản. Mới ra viện được 5 ngày thì đến 6/3, bé lại tiếp tục đến cấp cứu trong tình trạng nặng hơn, nhịp tim nhanh, kích thích, vật vã sau đó li bì. Tiền sử gia đình không có ai bị dị ứng hay hen phế quản.

Dự kiến trong một vài ngày tới bé có thể xuất viện. 

Bé được chẩn đoán bị hen phế quản cấp rất nặng. Trước đó, bé chưa có đợt ho, khò khè nào. Bệnh nhi được điều trị tích cực, khí dung, kết hợp các loại thuốc tuy nhiên tình trạng vẫn không cải thiện, co thắt phế quản nhiều, thở kiệt sức. Cuối cùng các bác sĩ quyết định đặt nội khí quản cho thở máy và kết hợp các thuốc khác điều trị hen. Đến ngày 12/3, tình trạng bệnh dần cải thiện, bé được cai máy thở. 

Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, những trường hợp bé bị hen khoa vẫn gặp nhưng diễn biến bệnh thường nhẹ và chữa dễ hơn. Trường hợp này bệnh rất nặng, việc cứu chữa cũng khó hơn rất nhiều. Thường bé lớn chỉ cần thở máy 1-2 ngày, thậm chí 3 ngày là đã ổn, trong khi bé này phải thở máy đến 6 ngày. Các biểu hiện lên cơn hen cấp ở bé cũng giống như người lớn, tuy nhiên bé kiệt sức rất nhanh, thời gian chữa cũng lâu hơn.

Theo ông, nguyên nhân khởi phát cơn hen ở bé Như có thể do bụi vải, gia đình có nghề làm may ở nhà. Vì thế, khi ra viện cha mẹ cần tránh cho bé tiếp xúc với vải vóc ở nhà, đặc biệt là phải xịt thuốc dự phòng hen.

Cũng theo ông, chẩn đoán hen ở bé dưới 2 tuổi đã khó, dưới một tuổi lại càng khó hơn, dễ chẩn đoán nhầm sang viêm phổi, viêm tiểu phế quản. Nếu đúng là hen thì khi dùng thuốc giãn phế quản, bé sẽ có đáp ứng rất tốt. Hen phế quản là bệnh mãn tính của đường hô hấp gây ra hiện tượng tăng phản ứng phế quản. Nó thường có các đợt khò khè, thở ngắn hơi, nặng ngực và ho tái phát đặc biệt về đêm và sáng.

Đối với bé còn nhỏ, cha mẹ cần đăng ký kiểm soát hen lâu dài cho bé tại một một cơ sở chuyên khoa (ít nhất là 18 tháng). Trong thời gian này, dù con không bị lên cơn hen thì vẫn phải được khám theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng thấy con có vẻ đỡ thì không đưa con tới khám nữa.

Để giảm tần xuất xuất hiện các cơn khó thở, ngoài việc dùng thuốc, việc kiểm soát, dự phòng hen là rất cần thiết. Người bệnh phải tránh xa các dị nguyên có thể gây khởi phát cơn như phấn hoa, lông súc vật, bụi nhà, nấm mốc, khói thuốc, phòng và điều trị triệt để các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp…

Theo Nam Phương
VnExpress

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo