- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Đau bụng trong thai kỳ
Thỉnh thoảng bị đau ở bụng trong thai kỳ có thể là chuyện bình thường nhưng khi cơn đau mạnh lên, bạn nên đi khám ngay, đặc biệt nếu cơn đau không dứt sau vài phút hay kèm theo bị chuột rút, chảy máu hay dịch ở âm đạo, sốt, ớn lạnh, đau đầu nhẹ, ngất xỉu.
Các cơn đau bình thường
Đau bụng khi mang thai không có gì nghiêm trọng nếu nằm trong những trường hợp sau:
Đau do căng dây chằng: Vào quý thứ II của thai kỳ, cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung của bạn bắt đầu căng ra, gây ra cơn đau âm ỉ ngang bụng hoặc một cơn đau nhói ở bên sườn. Nhiều phụ nữ cảm thấy đau hơn vào lúc ho, khi ngồi dậy hay đứng lên.
Ảnh: GettyImages.
Chuyển dạ giả: Vào quý thứ II và III của thai kỳ, có thể bạn sẽ cảm thấy cơ tử cung co thắt bất thường (cơn co Braxton Hicks). Những cơn co này đôi khi khiến bạn khá đau đớn, đặc biệt vào các tuần cuối thai kỳ (cơn co này xuất hiện nhiều hơn còn khiến bạn phải lo lắng vì nghĩ mình sẽ sinh sớm).
Nếu cơn co lặp lại thường xuyên 5-10 phút 1 lần, đó mới là dấu hiệu của chuyển dạ thực sự.
Tuy nhiên, cơn đau do chuyển dạ giả sẽ không tăng lên theo thời gian, không lặp lại liên tục mà chúng sẽ mất đi khi bạn thay đổi tư thế.
Đầy hơi, táo bón: Sự thay đổi hormone khi mang thai khiến bạn gặp một số vấn đề về tiêu hóa. Sự đầy hơi do tiêu hóa kém cũng có thể là một nguyên nhân khiến bạn đau bụng. Nếu bị táo bón trong thai kỳ, chắc chắn bụng của bạn cũng khó được “yên thân”.
Sức ép của tử cung đang lớn dần lên: Thai nhi lớn lên khiến dạ con cũng ngày một to hơn. Sự chèn ép của tử cung lên các nội tạng có thể làm bạn khó chịu, có cảm giác đau tức bụng, nhất là khi mới ăn no xong.
Phòng tránh những cơn đau bình thường
- Tránh thay đổi tư thế đột ngột, đặc biệt ở vùng thắt lưng.
- Khi bị đau, hơi cúi người theo hướng cơn đau sẽ có tác dụng làm dịu (động tác này làm dây chằng và các cơ đỡ bị căng quá mức).
- Đi dạo, làm việc lặt vặt trong nhà hay thay đổi tư thể cũng giúp làm giảm sự đầy hơi.
- Ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước để phòng tránh táo bón.
Những cơn đau nguy hiểm
Các bệnh nguy hiểm: Đau dữ dội hay bị chuột rút thường là những triệu chứng nguy hiểm. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm virus trong dạ dày, ngộ độc thức ăn, viêm ruột thừa, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm thận, sỏi thận, viêm túi mật hay các tai biến thai nghén khác (như tiền sản giật).
Chửa ngoài dạ con: Hãy lưu ý khi thấy đau bụng kèm theo những triệu chứng sau: chảy máu một chút, bất thường ở âm đạo trong một tuần hoặc hơn sau kỳ kinh cuối; đau bụng dưới, thường ở một bên, khi chảy máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Nếu không được chữa trị, cơn đau sẽ nặng hơn và dẫn đến đau vai, chóng mặt, ngất xỉu, buồn nôn và nôn mửa.
Đó có thể là dấu hiệu của chửa ngoài dạ con (trứng làm tổ ở bên ngoài tử cung). Tình trạng này đòi hỏi phải được điều trị ngay ở bệnh viện.
Sinh sớm: Trước tuần thứ 37, đau như bị chuột rút ở vùng bụng có thể là dấu hiệu của việc sinh sớm. Gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay nếu bạn đau bụng cùng với những triệu chứng như
- Co thắt ở bụng cứ 10 phút hay hơn 1 lần.
- Sức ép lên khung chậu (cảm giác như thai nhi đang tụt xuống).
- Chuột rút như khi có kinh nguyệt.
- Đau bụng kèm hoặc không kèm tiêu chảy.
- Dịch âm đạo khác thường (như nước hoặc chảy máu).
- Đau âm ỉ ở vùng dưới của lưng.
Đau đẻ: Những dấu hiệu thực sự của một cơn đau đẻ là
- Các cơn co thắt ở bụng cách nhau 5-10 phút.
- Vỡ nước ối hay âm đạo có dịch màu như nhựa chuối.
- Chảy máu ở âm đạo.
- Bạn không thể đi hay nói trong những cơn đau.
Diệu Linh (Theo Marchofdimes)
- Thuốc điều kinh nguyệt có thể gây vô sinh (15:33:00 14/09/2008)
- Ngộ độc theo mẹ (16:42:00 13/09/2008)
- Lưu ý khi bà bầu đi ôtô (14:58:00 13/09/2008)
- Bà bầu không nên ăn đu đủ xanh (15:13:00 12/09/2008)
- Vận động khi mang thai (09:11:00 12/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |