Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Thở dốc khi mang thai
15:38:10 16/09/2008
Vào đầu thai kỳ, lượng hormone progesterone tăng lên làm phổi bạn “nở” ra, hơi thở cũng nhanh hơn bình thường. Điều này giúp cơ thể bạn mang nhiều oxy đến thai nhi hơn.
Giai đoạn cuối của thai kỳ, thai to ra, chiếm nhiều chỗ trong khoang bụng và chèn ép các nội tạng khác. Sang tuần thứ 31-34, tử cung bắt đầu ép vào cơ hoành (cơ chuyển động lên, xuống mỗi lần thở), gián tiếp làm phổi không thể “nở” rộng hết cỡ, gây ra những cơn thở ngắn.
Trong những tuần cuối cùng trước ngày sinh, cảm giác thở dốc sẽ giảm đi khi thai nhi “tụt” xuống sâu xuống khung chậu. Do ở vị trí này, sức chèn ép của tử cung lên phổi và cơ hoành bớt đi rất nhiều.
Hãy thử 3 mẹo sau, bạn sẽ cảm thấy thở dễ dàng hơn:
- Ngồi hoặc đứng thẳng: Khi thân người trong tư thế đứng thẳng, phổi có nhiều khoảng không để giãn nở hơn.
- Hoạt động chậm lại: khi bạn làm chậm hoạt động của mình lại, tim và phổi của bạn cũng được thư giãn hơn.
- Nằm ngủ với một cái gối cao: tư thế này giúp giảm áp lực lên phổi, bạn sẽ không bị mất ngủ vì những cơn thở dốc.
Trường hợp cần đi khám bác sĩ
Nếu cơn thở dốc của bạn dữ dội hơn bình thường hoặc xuất hiện rất đột ngột kèm theo những triệu chứng sau, bạn nên gọi cho bác sĩ:
- Mạch đập nhanh.
- “Trống ngực” đập liên hồi (tim đập mạnh và nhanh hơn bình thường).
- Cảm thấy choáng váng và muốn ngất xỉu.
- Đau ngực.
- Vết thâm quanh môi; ngón tay, ngón chân tím tái.
- Ho không ngừng lại được.
- Sốt hoặc ớn lạnh.
- Lên cơn hen.
Giai đoạn cuối của thai kỳ, thai to ra, chiếm nhiều chỗ trong khoang bụng và chèn ép các nội tạng khác. Sang tuần thứ 31-34, tử cung bắt đầu ép vào cơ hoành (cơ chuyển động lên, xuống mỗi lần thở), gián tiếp làm phổi không thể “nở” rộng hết cỡ, gây ra những cơn thở ngắn.
Trong những tuần cuối cùng trước ngày sinh, cảm giác thở dốc sẽ giảm đi khi thai nhi “tụt” xuống sâu xuống khung chậu. Do ở vị trí này, sức chèn ép của tử cung lên phổi và cơ hoành bớt đi rất nhiều.
Tránh những cơn thở dốc
Hãy thử 3 mẹo sau, bạn sẽ cảm thấy thở dễ dàng hơn:
- Ngồi hoặc đứng thẳng: Khi thân người trong tư thế đứng thẳng, phổi có nhiều khoảng không để giãn nở hơn.
- Hoạt động chậm lại: khi bạn làm chậm hoạt động của mình lại, tim và phổi của bạn cũng được thư giãn hơn.
- Nằm ngủ với một cái gối cao: tư thế này giúp giảm áp lực lên phổi, bạn sẽ không bị mất ngủ vì những cơn thở dốc.
Trường hợp cần đi khám bác sĩ
Nếu cơn thở dốc của bạn dữ dội hơn bình thường hoặc xuất hiện rất đột ngột kèm theo những triệu chứng sau, bạn nên gọi cho bác sĩ:
- Mạch đập nhanh.
- “Trống ngực” đập liên hồi (tim đập mạnh và nhanh hơn bình thường).
- Cảm thấy choáng váng và muốn ngất xỉu.
- Đau ngực.
- Vết thâm quanh môi; ngón tay, ngón chân tím tái.
- Ho không ngừng lại được.
- Sốt hoặc ớn lạnh.
- Lên cơn hen.
Diệu Linh
(Theo Marchofdimes)
Tin liên quan
- Nguyên tắc an toàn thực phẩm (15:48:00 15/09/2008)
- Đau bụng trong thai kỳ (10:06:00 15/09/2008)
- Thuốc điều kinh nguyệt có thể gây vô sinh (15:33:00 14/09/2008)
- Ngộ độc theo mẹ (16:42:00 13/09/2008)
- Lưu ý khi bà bầu đi ôtô (14:58:00 13/09/2008)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Thở dốc khi mang thai
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo