Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Nguyên tắc an toàn thực phẩm
15:28:10 15/09/2008
Muốn nấu chín kỹ các loại thức ăn, bạn nên xẻ nhỏ các miếng thịt to và dầy trước khi nấu (để tránh tình trạng lòng đào) và khuấy đều thức ăn khi dùng lò vi sóng.
Khi mang thai, hệ miễn dịch của bạn yếu hơn bình thường. Do đó bạn rất dễ bị nhiễm bệnh nếu ăn uống không hợp vệ sinh. Hơn thế nữa, đảm bảo an toàn thực phẩm cho mẹ khi mang thai còn là đảm bảo nguồn dinh dưỡng 'sạch' cho sự phát triển của thai nhi.
Để có những bữa ăn tươi ngon và tốt cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo một số nguyên tắc sơ chế, nấu nướng và bảo quản thực phẩm từ Marchofdimes.
Nguyên tắc vệ sinh khi sơ chế
- Rửa tay bằng xà phòng với nước ấm trong ít nhất 20 giây trước và sau khi sơ chế thức ăn sống.
- Rửa tất cả hoa quả và rau sạch, kể cả loại đã được bọc nylon trong siêu thị. Động tác này giúp loại bỏ chất bẩn và những hóa chất còn đọng lại, ví dụ như thuốc trừ sâu.
- Nếu phần vỏ rau quả không được sạch, tốt nhất là gọt hoặc lột bỏ. Bỏ đi những lá ngoài cùng của các loại rau có lá, như cải bắp hoặc rau chân vịt.
- Sau khi dùng các dụng cụ nhà bếp, nên rửa lại bằng nước nóng và xà phòng. Tránh dùng các loại thớt gỗ sử dụng lâu ngày, vì đây là một "ổ vi khuẩn".
- Lau chùi sạch sẽ bồn rửa và nơi chế biến thức ăn bằng xà phòng và nước ấm.
Riêng biệt giữa thức ăn chín và sống
- Sử dụng thớt riêng cho thức ăn sống, thịt gia cầm và thủy hải sản; một cái thớt khác để thái rau quả và những thức ăn chín.
- Để thịt sống, thủy hải sản trong bao nylon riêng và ngăn cách với hoa quả.
- Để đồ sống trong hộp kín hoặc đĩa sâu khi cho vào tủ lạnh. Chú ý không để nước từ đồ sống nhỏ xuống trái cây hay thức ăn chín.
Nguyên tắc nấu
- Nấu chín kỹ các loại thức ăn. Với các miếng thịt to và dầy, nên xẻ nhỏ ra trước khi nấu, tránh tình trạng “lòng đào” bên trong. Trứng nên luộc sôi khoảng 5-7 phút.
- Khi hâm nóng hay nấu bằng lò vi sóng, nên khuấy thức ăn cho đều để không chỗ nào còn lạnh hay chưa chín.
Nguyên tắc bảo quản thực phẩm
- Điều chỉnh ngăn mát của tủ lạnh dưới 15°C. Bạn có thể đo nhiệt độ bằng một cái nhiệt kế phòng.
- Ướp lạnh tất cả những thức ăn đã được cắt ra hoặc lột vỏ.
- Trong vòng 2 tiếng sau khi mua về, nên làm lạnh những thức ăn chế biến sẵn. Đồ ăn thừa cũng phải được bảo quản trong tủ lạnh.
- Không nên chất quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh, điều này sẽ ảnh hưởng tới việc làm mát và bảo quản thức ăn.
- Để thức ăn trong những cái hộp nông sẽ giúp việc làm lạnh được nhanh hơn.
Khi mang thai, hệ miễn dịch của bạn yếu hơn bình thường. Do đó bạn rất dễ bị nhiễm bệnh nếu ăn uống không hợp vệ sinh. Hơn thế nữa, đảm bảo an toàn thực phẩm cho mẹ khi mang thai còn là đảm bảo nguồn dinh dưỡng 'sạch' cho sự phát triển của thai nhi.
Để có những bữa ăn tươi ngon và tốt cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo một số nguyên tắc sơ chế, nấu nướng và bảo quản thực phẩm từ Marchofdimes.
Nguyên tắc vệ sinh khi sơ chế
- Rửa tay bằng xà phòng với nước ấm trong ít nhất 20 giây trước và sau khi sơ chế thức ăn sống.
- Rửa tất cả hoa quả và rau sạch, kể cả loại đã được bọc nylon trong siêu thị. Động tác này giúp loại bỏ chất bẩn và những hóa chất còn đọng lại, ví dụ như thuốc trừ sâu.
- Nếu phần vỏ rau quả không được sạch, tốt nhất là gọt hoặc lột bỏ. Bỏ đi những lá ngoài cùng của các loại rau có lá, như cải bắp hoặc rau chân vịt.
- Sau khi rửa sạch hoa quả, lau khô bằng khăn giấy hoặc khăn vải khô và sạch.
- Sau khi dùng các dụng cụ nhà bếp, nên rửa lại bằng nước nóng và xà phòng. Tránh dùng các loại thớt gỗ sử dụng lâu ngày, vì đây là một "ổ vi khuẩn".
- Lau chùi sạch sẽ bồn rửa và nơi chế biến thức ăn bằng xà phòng và nước ấm.
Riêng biệt giữa thức ăn chín và sống
- Sử dụng thớt riêng cho thức ăn sống, thịt gia cầm và thủy hải sản; một cái thớt khác để thái rau quả và những thức ăn chín.
- Để thịt sống, thủy hải sản trong bao nylon riêng và ngăn cách với hoa quả.
- Để đồ sống trong hộp kín hoặc đĩa sâu khi cho vào tủ lạnh. Chú ý không để nước từ đồ sống nhỏ xuống trái cây hay thức ăn chín.
Nguyên tắc nấu
- Nấu chín kỹ các loại thức ăn. Với các miếng thịt to và dầy, nên xẻ nhỏ ra trước khi nấu, tránh tình trạng “lòng đào” bên trong. Trứng nên luộc sôi khoảng 5-7 phút.
- Khi hâm nóng hay nấu bằng lò vi sóng, nên khuấy thức ăn cho đều để không chỗ nào còn lạnh hay chưa chín.
Nguyên tắc bảo quản thực phẩm
- Điều chỉnh ngăn mát của tủ lạnh dưới 15°C. Bạn có thể đo nhiệt độ bằng một cái nhiệt kế phòng.
- Ướp lạnh tất cả những thức ăn đã được cắt ra hoặc lột vỏ.
- Trong vòng 2 tiếng sau khi mua về, nên làm lạnh những thức ăn chế biến sẵn. Đồ ăn thừa cũng phải được bảo quản trong tủ lạnh.
- Không nên chất quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh, điều này sẽ ảnh hưởng tới việc làm mát và bảo quản thức ăn.
- Để thức ăn trong những cái hộp nông sẽ giúp việc làm lạnh được nhanh hơn.
Khánh Minh
Tin liên quan
- Đau bụng trong thai kỳ (10:06:00 15/09/2008)
- Thuốc điều kinh nguyệt có thể gây vô sinh (15:33:00 14/09/2008)
- Ngộ độc theo mẹ (16:42:00 13/09/2008)
- Lưu ý khi bà bầu đi ôtô (14:58:00 13/09/2008)
- Bà bầu không nên ăn đu đủ xanh (15:13:00 12/09/2008)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Nguyên tắc an toàn thực phẩm
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo