- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Đau dây chằng khi có thai
Khi thai nhi lớn dần, dây chằng của mẹ bầu cũng mở rộng để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của thai, nhau thai, nước ối… Khi dây chằng căng thì người mẹ sẽ cảm thấy đau nhói hoặc đau âm ỉ vùng bụng dưới hay bẹn.
Thời điểm xuất hiện cơn đau dây chằng
Phần lớn các cơn đau dây chằng xuất hiện vào 3 tháng giữa thai kỳ. 3 tháng cuối, các cơn đau tăng dần lên khi thai nhi lớn lên.
Triệu chứng
Mẹ bầu sẽ cảm thấy những cơn đau vùng xương chậu; đau ở lưng, đùi hoặc bụng. Chẳng hạn, mẹ bầu thấy đau khi đứng dậy, rời khỏi giường, ho… hoặc đau âm ỉ sau một ngày làm việc, lao động, đi bộ quá nhiều.
Dấu hiệu nên đi khám
Khi cơn đau ngày càng tăng; đau dữ dội kéo dài, kèm theo chảy máu; mẹ bầu có các triệu chứng sốt, ớn lạnh, nôn, buồn nôn… thì nên đi khám bác sĩ.
Điều mẹ bầu nên làm
- Mẹ bầu nên nghỉ ngơi đủ.
- Mẹ bầu nên hạn chế đứng hay ngồi lâu. Cứ độ 1 tiếng đồng hồ một lần, mẹ bầu nên đi lại, vận động cho thư giãn các dây chằng.
- Mẹ bầu nên nằm nghiêng khi ngủ.
- Mẹ bầu tuyệt đối không đi giày, dép cao gót. Nếu đau, mẹ bầu có thể ngâm hoặc tắm vòi hoa sen nước ấm cũng giúp thoải mái, giảm đau.
- Mẹ bầu cũng có thể dùng đai nâng đỡ bụng bầu để giảm thiểu các cơn đau.
- Tránh nhấc hoặc đẩy vật nặng.
- Khi lên – xuống cầu thang, nên đặt hai chân trên một bậc rồi mới bước tiếp.
- Khi mặc quần áo, mẹ bầu nên ngồi xuống. Lúc đã lồng được chân vào quần thì mẹ bầu nên từ từ đứng dậy để kéo quần lên. Tư thế ngồi cũng được chỉ định khi đi giày hoặc đi tất.
- Tránh vận động liên tục và nên nghỉ ngơi thường xuyên.
- Khi ngủ, nên đặt vùng xương chậu lên một chiếc gối hoặc kẹp gối giữa hai chân khi nằm nghiêng.
- Tránh những tư thế dạng, duỗi chân khi ngồi. Nếu muốn duỗi chân, mẹ bầu nên thao tác thật châm rãi.
- Làm khỏe cơ xương chậu bằng các bài tập khung xương chậu như Kegel.
- Không nên ấn vào bất kỳ vùng nào bị đau. Chạm vào chỗ đau chỉ khiến mẹ bầu dễ chịu tạm thời nhưng nó sẽ khiến cơn đau dai dẳng hơn.
- Sử dụng những chiếc gạc ấm chườm vào vùng bị đau.
- Nếu phải dùng thuốc giảm đau, mẹ bầu nên nhờ bác sĩ tư vấn và kê đơn thật cẩn thận.
Ngọc Huê
- Khi mẹ bầu bị ngạt mũi (13:05:00 20/09/2014)
- Phòng viêm, đau họng mùa thu (12:55:00 20/09/2014)
- Mẹ 102kg sinh con nặng 6,5kg ở Quảng Nam (19:48:00 19/09/2014)
- Viêm phế quản ở bà bầu (10:00:00 19/09/2014)
- 9 dấu hiệu báo chuyển dạ đã cận kề (14:23:00 17/09/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |