- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé trai thủng màng nhĩ, nhiễm trùng uốn ván do lấy ráy tai
2 ngày sau khi được người nhà lấy ráy tai, cháu bé co gồng, bỏ bú, khóc quấy. Bác sĩ xác định bị thủng màng nhĩ và nhiễm vi trùng uốn ván.
Bé mới được một tuổi rưỡi, ở Củ Chi, TP HCM, được đưa đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trong tình trạng thường xuyên ưỡn cong người, sốt nhẹ và thở yếu. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhi dương tính với vi trùng uốn ván. Truy nguyên nhân, bác sĩ đang phát hiện thêm bé bị thủng màng nhĩ do được người lớn lấy ráy tai trước khi nhập viện 2 ngày.
Người nhà cho biết, nhìn thấy trong tai của bé có nhiều ráy nên đã dùng đồ móc bằng kim loại ở nhà vẫn dùng để lấy ráy tai cho bé. Đang ráy tai thì bé khóc ré lên và hai ngày sau có dấu hiệu co gồng và thường xuyên ôm lấy tai.
Sau gần một tuần điều trị, hiện sức khỏe bé tạm ổn, phần nhĩ thủng không còn chảy máu. Bệnh nhi vẫn phải được nuôi ăn bằng cách truyền dịch qua tĩnh mạch, dùng kháng sinh và theo dõi chặt diễn biến của uốn ván.
Theo các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, khoa thường xuyên tiếp nhận những trẻ bị tổn thương tai do bố mẹ ngoáy không đúng cách hoặc cố lấy ráy. Ráy tai được tiết ra bởi một tuyến đặc biệt, có nhiệm vụ giữ lại bụi bặm và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn để bảo vệ ống tai phía trong và màng nhĩ.
"90% trẻ em không cần phải lấy ráy tai, vì ráy sẽ cùng với lớp biểu bì của da bị bong tróc dần chuyển ra ngoài cửa tai để đưa vi khuẩn, bụi bặm ra ngoài làm sạch ống tai. Chính vì thế phụ huynh không cần phải cố lấy ráy cho trẻ”, một bác sĩ cho biết.
Ngoài việc có thể gây tổn thương tai như rách màng nhĩ (gây ảnh hưởng đến thính giác), lấy ráy tai bằng dụng cụ bằng kim loại có thể khiến các bé bị nhiễm trùng ống tai ngoài, viêm mủ, thậm chí bị uốn ván.
Cách tốt nhất để làm sạch tai cho trẻ là dùng tăm bông thấm giấm ăn ngoáy nhẹ. Các vật dụng móc tai không nên dùng chung hoặc phải rửa sạch bằng dung dịch sát khuẩn trước khi dùng.
Theo VnExpress
- Những sai lầm khi chăm bé sơ sinh trong mùa đông (15:57:00 22/11/2014)
- Cách đơn giản để giữ bàn tay bé sạch sẽ (10:10:00 21/11/2014)
- Giữ sức khỏe cho bé khi ở ngoài trời lạnh (14:30:00 20/11/2014)
- Tránh khô, nẻ da mùa đông cho bé (14:29:00 20/11/2014)
- Sốt trong mùa đông ở bé (14:20:00 20/11/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |