Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

2 chứng viêm đường hô hấp dễ gặp ở bé

15:04:59 28/11/2014

Viêm họng cấp và viêm xoang rất dễ gặp ở các bé tuổi nhũ nhi mẹ cần lưu ý.

1.Viêm họng cấp ở bé mùa lạnh

Viêm họng cấp là bệnh rất hay gặp ở bé vào mùa lạnh.

Nguyên nhân: Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện cho liên cầu khuẩn phát triển, gây viêm họng cấp.

Triệu chứng: Bé sốt cao (39-40°C), khản tiếng, rát họng, sụt sịt; chảy nước mũi hoặc tắc mũi, ho khan.

Sưng hạch vùng cổ hay góc hàm khiến bé khó chịu, đau, quấy khóc…

Viêm họng cấp thường diễn biến trong vài ngày, sau đó triệu chứng lui dần. Tuy nhiên, nếu viêm họng cấp bị bội nhiễm thì sẽ kéo dài hơn, gây nhiều biến chứng nguy hiểm mà cha mẹ cần đưa bé nhập viện khám và điều trị.

Các biến chứng nguy hiểm của viêm họng cấp ở bé: Sốt cao co giật trong viêm họng cấp: Hội chứng sốt cao ở bé là sốt ở nhiệt độ 40-42°C. Bé càng nhỏ thì khi sốt cao, càng hay co giật. Trường hợp này, nếu chậm cấp cứu sẽ để lại di chứng nặng nề cho bé về sau.

Cách xử trí ban đầu: Cha mẹ cần nới (cởi) bớt quần áo cho bé.

Cho bé nằm ở phòng thoáng khí nhưng không có gió lùa.

Cần cho bé uống nước, có thể dùng dung dịch oresol để bù nước và điện giải mất đi do bé sốt cao. Nếu không có oresol, mẹ có thể thay bằng nước gạo rang hay nước cháo loãng…

Đặt khăn mát lên thái dương, lên trán bé.

Cho bé uống thuốc hạ sốt khi cặp nhiệt độ thấy trên 38,5°C.

Cho bé đi bệnh viện kịp thời nếu bé không hạ sốt, sốt cao kèm co giật…

Nhiễm khuẩn huyết do viêm họng cấp: Các vi khuẩn gây viêm họng cấp có thể gây biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, viêm thận, viêm khớp… Trong đó, đáng chú ý là nhiễm khuẩn huyết biểu hiện bằng các triệu chứng sau: Sau đợt viêm họng cấp (7-15 ngày), bé đột nhiên sốt trở lại; rét run, tim đập nhanh, vã mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, tiểu ít…

Trường hợp này, cha mẹ cần đưa bé nhập viện gấp.

Chăm sóc và điều trị: Khi bé bị viêm họng cấp, mẹ cần cho bé nghỉ ngơi. Nên giữ ấm cho bé, đặc biệt các bộ phận là cổ, ngực, gan bàn chân.

Cho bé ăn nhiều rau củ quả chứa vitamin C để tăng đề kháng.

Cần cho bé súc miệng bằng nước muỗi loãng, ấm hoặc dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cần cho bé uống đủ liều, dù các triệu chứng đã mất để đề phòng tình trạng kháng thuốc ở bé.

Phòng tránh: Cha mẹ cần giúp bé vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng, súc miệng với nước muối loãng, nhỏ mũi bằng dung dịch muối sinh lý.

Tập cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé.

Chú ý giữ ấm cho bé, tránh để bé bị gió lùa.

Hạn chế cho bé tới nơi đông người, môi trường ô nhiễm. Đeo khẩu trang cho bé khi ra đường.

Cần chú ý rèn luyện thể chất cho bé để nâng cao sức khỏe, phòng được bệnh tật khi thời tiết chuyển mùa.

2. Viêm xoang ở bé

Không chỉ người lớn mà ngay cả các bé cũng có thể mắc viêm xoang.

Nguyên nhân: Viêm xoang ở bé do nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus) ngược dòng từ họng, mũi, phế quản đi lên. Vì vậy, khi bé bị viêm họng, mũi, amidan, VA do vi khuẩn gây ra mà không được điều trị dứt điểm thì chúng sẽ lan đến các xoang và gây viêm xoang.

Loại vi khuẩn thường gặp trong viêm xoang: Hệ vi khuẩn thuộc đường hô hấp trên và hô hấp dưới rất phong phú. Những vi khuẩn này bình thường không gây bệnh nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng của bé bị suy giảm hoặc đang mắc một bệnh nhiễm trùng nào đó (cúm, sởi, viêm mũi...); bé còi xương, suy dinh dưỡng... thì các vi khuẩn này gây bệnh.

Một số vi khuẩn như haemophilus influenzae; streptococcus pneumoniae; tụ cầu (tụ cầu vàng, tụ cầu da, tụ cầu hoại sinh); liên cầu, não mô cầu; trực khuẩn mủ xanh, E.coli... là những vi khuẩn hay gặp nhất trog viêm xoang ở bé.

Ngoài ra viêm xoang ở bé cũng có thể do hiện tượng dị ứng (viêm xoang dị ứng). Viêm xoang dị ứng thường hay xẩy ra nhất với bé có cơ địa dị ứng như đã hoặc đang mắc bệnh chàm (exsema), viêm phế quản co thắt (hen phế quản), viêm da dị ứng (sẩn, ngứa, mề đay…).

Triệu chứng cảnh báo viêm xoang ở bé: Viêm xoang ở bé chia làm 2 loại là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mãn tính.

- Viêm xoang cấp tính: Bé có biểu hiện sốt nhẹ, chảy mũi, đặc biệt lưu ý ở những bé có tiền sử chẩn đoán V.A, viêm đường hô hấp trên (viêm họng, mũi…) kéo dài từ một đến vài tuần.

Bé ho, hắt hơi, đôi khi buồn nôn hoặc nôn.

Bé lớn có thể có đau đầu (bé cảm nhận được) nhưng bé nhỏ hơn ít khi thấy bé kêu đau đầu (do bé chưa cảm nhận được) mà thường biểu hiện quấy khóc nhiều và ít vui chơi, trông có vẻ mệt mỏi; bé chán ăn và khó ngủ.

- Viêm xoang mãn tính: Bé có các triệu chứng như ho, sốt nhẹ, chảy mũi nước, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần chưa được khám hoặc điều trị chưa dứt điểm. Bệnh tái lại nhiều lần trong một năm.

Điều cha mẹ nên làm: Khi thấy bé mắc bệnh về tai, mũi, họng; khi nghi bé bị viêm xoang, cha mẹ cần đưa bé đến bác sĩ, tốt nhất là các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Cha mẹ cần nắm rõ tình hình của bé để kịp thời thông báo cho bác sĩ như “Bệnh của bé xảy ra bao giờ?”; “Đã khám ở đâu chưa?”; “Bé đã dùng những loại thuốc gì?”… Điều này giúp bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh cho bé

Bác sĩ cũng có thể chỉ định làm một số xét nghiệm như cấy mủ, chất nhầy của xoang để tìm vi khuẩn. Hoặc có thể chụp cắt lớp vi tính để nắm rõ về tình trạng các xoang của bé và các vị trí tổn thương cụ thể của xoang. Đây là phương pháp có độ chính xác cao hơn phương pháp chụp X-quang thông thường.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ bé nào nghi viêm xoang cũng chụp cắt lớp vi tính. Đa số các trường hợp được chỉ định chụp X-quang thông thường cũng giúp bác sĩ có thêm thông tin cần thiết để chẩn đoán bệnh.

Các biến chứng do viêm xoang: Viêm xoang ở bé nếu không được điều trị đúng có thể gây một số biến chứng, có loại biến chứng rất nguy hiểm. Một loại biến chứng hay gặp là đau nhức đầu và những khó chịu khác như luôn có cảm giác chất nhầy chảy ra phía sau thành họng (các bé đã lớn sẽ cảm nhận được).

Một số biến chứng nguy hiểm tuy ít gặp như viêm mắt làm cho bé sụp mi; giảm cảm giác giác mạc tạo nên hội chứng đỉnh ở mắt gây đau dữ dội. Cũng có trường hợp tạo thành huyết khối trong các xoang hang nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây mù mắt.

Tỉ lệ biến chứng viêm màng não, áp-xe não, viêm xương tuy rất thấp nhưng cũng có thể xảy ra.

Phòng viêm xoang ở bé: Khi nghi ngờ bé bị mắc bệnh viêm VA, viêm họng, viêm amiđan, viêm tai thì cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm.

Khi bác sĩ khám bệnh và kê đơn cho bé thì mẹ cần thực hiện đúng theo đơn (dùng đủ liều và đủ ngày) và cũng không nên điều trị giữa chừng rồi tự động ngưng thuốc hoặc thay đổi thuốc.

Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé. Với bé lớn cần hướng dẫn đánh răng đúng và tập cho bé có thói quen đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.

Mùa lạnh cần mặc ấm cho bé. Khi tắm rửa nên ở phòng kín gió và dùng nước ấm. Tắm rửa xong, cần lau khô tóc và cơ thể bé bằng khăn sạch và nhanh chóng mặc quần áo cho bé.

Khi cho bé ra ngoài đường (đưa đi chơi hoặc đưa đi học) cần mặc quần áo đủ ấm, có khăn quàng cổ, đi găng gay, bít tất (mùa lạnh) và nên đeo khẩu trang cho bé để tránh bụi, vì bụi mang rất nhiều các loài vi sinh vật gây bệnh.

Ở bé có cơ địa dị ứng kèm theo thì nên cho bác sĩ khám bệnh biết để có thêm thông tin giúp cho chẩn đoán bệnh chính xác và chọn lựa phác đồ điều trị thích hợp hơn.

Sau khi bé đi học hay đi chơi về nên nhỏ nước muối sinh lý vào 2 lỗ mũi để rửa sạch mũi giảm hiện tượng vi sinh vật bám vào.

Cần cho bé ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho bé.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo