Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Các khó chịu ở khoang miệng của bé

12:34:09 24/12/2014

Tưa lưỡi hoặc hôi miệng có thể gây khó chịu cho bé.

1. Tưa lưỡi ở bé

Tưa lưỡi (còn gọi là nấm lưỡi) hay gặp ở bé. Bệnh do nấm Candida Albicans gây nên. Đây là một loại nấm men thường có trong khoang miệng của bé. Khi bé vệ sinh răng miệng không tốt, loại nấm này bắt đầu sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh.  

Các nguyên nhân khác gây tưa lưỡi cho bé: Cha mẹ sử dụng corticoid đường hít cho bé hen suyễn, dùng thuốc kháng sinh thường xuyên cũng là nguyên nhân gây nấm lưỡi.

Trị tưa lưỡi cho bé bằng rau ngót:

Khi bé bị tưa lưỡi, mẹ có thể dùng một nắm lá rau ngót, rửa sạch, giã nhỏ rồi cho ít nước ấm (nước đã đun sôi, để ấm) vào, vắt lấy nước. Sau đó, mẹ dùng bông gòn hoặc khăn xô quấn vào đầu ngón tay trỏ của mẹ, nhúng vào nước này, lau lên lưỡi, lợi và miệng của bé.

Với bé trên 1 tuổi, mẹ có thể hòa ít mật ong vào nước lá rau ngót rồi lau lưỡi cho bé, cũng có tác dụng chữa tưa lưỡi cho bé.

Cách chọn rau ngót an toàn: Nhiều mẹ lo ngại rau ngót chứa thuốc trừ sâu hay thuốc kích thích vượt ngưỡng cho phép nên không an toàn để trị tưa lưỡi cho bé. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ nên chọn rau ngót theo mùa của rau ngót, thường từ tháng 7 tới tháng 3 năm sau.

Mẹ nên chọn rau ngót sẫm màu, lá dày. Tránh những bó rau non, lá mỏng.

Dùng thuốc chữa tưa lưỡi cho bé: Nếu bé bị tưa lưỡi nhẹ, mẹ có thể dùng nước muối loãng cho bé súc miệng hàng ngày. Hoặc dùng dung dịch iod povidin 1% thấm vào gạc mềm để lau lưỡi cho bé.

Ngoài ra, có thể dùng các thuốc chữa nấm như nystatin hay miconazol cho bé, theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý mẹ không nên tự ý dùng thuốc chống tưa lưỡi cho bé vì bé có thể bị dị ứng thuốc gây biến chứng về gan.

Những điều mẹ nên tránh khi bé bị tưa lưỡi

- Mẹ không nên dùng tay cậy những mảng tưa trên lưỡi cho bé để tránh bị nhiễm trùng.

- Mẹ không dùng mật ong trị tưa lưỡi cho bé dưới 1 tuổi.

- Mẹ không dùng nước chanh để tự thoa lưỡi cho bé vì có thể gây nguy hiểm.

Lưu ý khi chữa tưa lưỡi cho bé: Trong vòng 20 phút sau khi chữa tưa lưỡi cho bé, mẹ không nên cho bé ăn hay uống gì.

Tưa lưỡi rất dễ tái phát nên khi đã khỏi, mẹ vẫn nên áp dụng biện pháp chữa tưa lưỡi cho bé tiếp hai ngày sau đó, để bé khỏi hẳn. Đồng thời, mẹ cần kết hợp với việc vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày.

2. Hôi miệng ở bé

Ngay cả những bé khỏe mạnh, thỉnh thoảng, cũng xuất hiện dấu hiệu hơi thở có mùi hôi. 

Các nguyên nhân cơ bản gây mùi khó chịu trong miệng bé là:

- Vệ sinh răng miệng kém: Những loại vi khuẩn thông thường, cư trú trong khoang miệng, sẽ phản ứng với những mảng thức ăn bám trên răng, lợi, lưỡi và bề mặt cuống họng. Sự tác động này khiến hơi thở bé có mùi hôi, đặc biệt là khi những mảng bám thức ăn không được loại bỏ trong thời gian dài.

- Miệng bé bị khô: Nếu bé thở qua miệng liên tục (do bé bị chảy nước mũi chẳng hạn) thì sau đó, vi khuẩn và môi trường trong khoang miệng của bé sẽ bị xáo trộn.

- Có vật lạ: Một hạt lê, hạt đậu, đồ chơi nhỏ hoặc những đồ vật khác “định cư” trong mũi của bé, có thể gây nên chứng hôi miệng. Tình trạng này rất dễ xảy ra với nhóm bé nhỏ hơn 4 tuổi (độ tuổi chưa đủ nhận thức để phân biệt hành vi nhét một hạt đậu vào lỗ mũi là nguy hiểm).

- Mút ngón tay: Hành vi này vô tình đưa vi khuẩn từ bên ngoài và khiến bé bị nhiễm khuẩn khoang miệng.

- Bị bệnh hoặc dị ứng: Một số bệnh như nhiễm trùng xoang, viêm amidan và thậm chí cả chứng dị ứng thời tiết cũng gây hôi miệng cho bé. Một số bé hay bị ợ hơi cũng dễ phải đối mặt với chứng hôi miệng.

- Sử dụng thức ăn có mùi: Hành, tỏi hoặc một số loại gia vị có mùi khó chịu khác có thể xâm nhập và làm “nhiễu” hơi thở của bé, khiến bé “nặng mùi”.

Cách chăm sóc bé: Trong phần lớn trường hợp, việc vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp hơi thở của bé thơm tho hơn. Giai đoạn 3-4 tuổi, mẹ nên hướng dẫn bé cách tự đánh răng hoặc mẹ có thể giúp đỡ bé hoàn thành phần việc này. Ngoài ra, mẹ cũng nên giúp bé vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ làm sạch lưỡi chuyên dụng.

Chỉ nên cho bé dùng một lượng kem đánh răng nhỏ. Các chuyên gia khuyên rằng, cha mẹ nên sử dụng một lượng kem đánh răng không lớn hơn hạt đậu Hà Lan trong mỗi lần đánh răng của bé (đặc biệt với loại kem chứa flour thì càng nên hạn chế). Bởi vì, việc dùng quá nhiều kem đánh răng sẽ gây nên những đốm trắng trên răng bé, khi bé lớn hơn; đồng thời, mẹ nên chọn loại kem đánh răng có hương vị tự nhiên mà bé yêu thích.

Nên cho bé đi khám nha khoa theo định kỳ (khoảng mỗi 6 tháng một lần), giúp răng bé luôn sạch và chắc khỏe. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ xác định được dấu hiệu hôi miệng ở bé và có cách xử trí thích hợp.

Mẹ nên giúp bé vệ sinh đôi tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đề phòng bé có tật mút tay hoặc khi bé bốc thức ăn. Nếu bé có thói quen ngậm ti giả, mẹ nên tìm cách giúp bé “cai” càng sớm càng tốt.

Nếu muốn dùng thuốc sát trùng để súc miệng cho bé, mẹ nên trao đổi với bác sĩ. Các loại nước súc miệng chỉ có tác dụng “che đậy” mùi hôi một cách tạm thời chứ không thể giải quyết triệt để vấn đề. Chìa khóa dành cho mẹ vẫn là khuyến khích bé vệ sinh răng miệng đúng cách và giúp bé điều trị các chứng bệnh về miệng (nếu có).

Cuối cùng, mẹ không nên khiến bé mất tự tin vì chứng hôi miệng. Mẹ nên giúp đỡ để bé không cảm thấy xấu hổ đến mức ngại giao tiếp.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo