Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Kinh nghiệm với bé đạp chăn lúc ngủ
08:12:40 03/11/2010
Nhiều bé có thói quen đạp chăn trong lúc ngủ. Chính điều này khiến cha mẹ lo lắng vì con mình sẽ bị lạnh.
Những kinh nghiệm dưới đây giúp cha mẹ ứng phó nếu bé chẳng may đạp chăn hoặc thò chân, tay ra ngoài chăn khi ngủ:
- “Tôi sử dụng túi ngủ cho con. Lúc ấy, con có tha hồ ngọ nguậy cũng chẳng chệch ra bên ngoài được. Từ ngày sắm túi ngủ, tôi không còn giật mình thon thót lúc nửa đêm vì sợ con bị lạnh nữa. Bạn có thể sắm hai loại túi ngủ: loại mỏng (một lớp) dành cho những ngày trời không quá lạnh; loại dày bằng lông hay bông dành cho những ngày lạnh hơn”.
- “Bé một tuổi nhà tôi cũng thường đạp chăn khi ngủ. Có khi, bé còn đạp cả tất chân. Sáng ra, chân tay của bé bao giờ cũng lạnh cóng. Tôi đã chọn vỏ chăn có khóa kéo. Khi ngủ, tôi kéo khóa vỏ chăn và đặt bé ở bên trong. Khi ấy cái vỏ chăn giống như một chiếc túi ngủ mà bé chỉ có thể thò cổ ra ngoài. Tuy nhiên, vỏ chăn thì rộng rãi hơn nhiều so với chiếc túi ngủ nên bé tha hồ xoay người”.
- “Con nhà tôi cũng hay đạp chăn. Dù đã cho bé ngủ chung giường nhưng thỉnh thoảng nửa đêm, tôi phải quờ xem chân tay của bé có ở ngoài chăn hay không. Tôi đã mua túi ngủ nhưng cu cậu có vẻ không thích, cứ khóc thét lên, lắc đầu quầy quậy. Tôi đành mua một bộ áo liền quần ấm áp cho con”.
- “Con tôi cũng hay đạp chăn khi ngủ nhưng lại rất nhiều mồ hôi. Tôi không dám mặc nhiều quần áo cho con vì sợ bé bí bách lại đổ nhiều mồ hôi, mẹ không lau kịp dễ bị nhiễm lạnh. Tôi đã mua một bộ quần áo ngủ đặc biệt dành cho bé, có khuy ở gấu áo để cài vào quần. Như thế sẽ không lo con bị lạnh bụng. Ngoài ra, ban đêm tôi chọn mua bộ tất dài hơn cho bé”.
- “Bé nhà tôi cũng ghét túi ngủ. Vì thế tôi đã cắt đáy túi để bé thò chân ra ngoài. Tuy nhiên, tôi phải chọn một chiếc quần cotton thật dài, có chun ở gấu quần để dễ dàng kéo chùm ra bên ngoài chân của bé. Lúc đó không còn sợ bé bị lạnh chân hay hở bụng nữa”.
- “Mặc quần áo ngủ nhiều quá sẽ khiến bé nóng và ban đêm bé phải “ngoi” lên cho thoáng. Kinh nghiệm của tôi là đắp một cái khăn cotton nhẹ lên người con rồi mới đắp chăn. Nếu bé có đạp chăn thì vẫn còn chiếc khăn cotton giữ ấm. Ngoài ra, phòng ngủ của bé phải kín gió để nếu bé có bị hở ra ngoài chăn cũng không gặp phải gió lạnh”.
- “Trời lạnh là tôi mua quần liền tất cho con. Áo cotton cổ thấp cho con dễ thở. Sau đó, tôi đắp ngực và bụng cho bé bằng một chiếc khăn mỏng để bé dễ cựa quậy rồi mới đến khăn cotton mỏng. Cuối cùng mới là chăn”.
Những kinh nghiệm dưới đây giúp cha mẹ ứng phó nếu bé chẳng may đạp chăn hoặc thò chân, tay ra ngoài chăn khi ngủ:
- “Tôi sử dụng túi ngủ cho con. Lúc ấy, con có tha hồ ngọ nguậy cũng chẳng chệch ra bên ngoài được. Từ ngày sắm túi ngủ, tôi không còn giật mình thon thót lúc nửa đêm vì sợ con bị lạnh nữa. Bạn có thể sắm hai loại túi ngủ: loại mỏng (một lớp) dành cho những ngày trời không quá lạnh; loại dày bằng lông hay bông dành cho những ngày lạnh hơn”.
- “Bé một tuổi nhà tôi cũng thường đạp chăn khi ngủ. Có khi, bé còn đạp cả tất chân. Sáng ra, chân tay của bé bao giờ cũng lạnh cóng. Tôi đã chọn vỏ chăn có khóa kéo. Khi ngủ, tôi kéo khóa vỏ chăn và đặt bé ở bên trong. Khi ấy cái vỏ chăn giống như một chiếc túi ngủ mà bé chỉ có thể thò cổ ra ngoài. Tuy nhiên, vỏ chăn thì rộng rãi hơn nhiều so với chiếc túi ngủ nên bé tha hồ xoay người”.
- “Tôi chọn mua đồ ngủ kiểu pijama dày cho con trai của tôi. Tuy nhiên, phần tay áo của đồ ngủ phải dài ra, che phủ hết bàn tay của bé. Nửa đêm dù bé có thò tay ra ngoài chăn thì tôi cũng không lo bé sẽ bị lạnh”.
- “Con nhà tôi cũng hay đạp chăn. Dù đã cho bé ngủ chung giường nhưng thỉnh thoảng nửa đêm, tôi phải quờ xem chân tay của bé có ở ngoài chăn hay không. Tôi đã mua túi ngủ nhưng cu cậu có vẻ không thích, cứ khóc thét lên, lắc đầu quầy quậy. Tôi đành mua một bộ áo liền quần ấm áp cho con”.
- “Con tôi cũng hay đạp chăn khi ngủ nhưng lại rất nhiều mồ hôi. Tôi không dám mặc nhiều quần áo cho con vì sợ bé bí bách lại đổ nhiều mồ hôi, mẹ không lau kịp dễ bị nhiễm lạnh. Tôi đã mua một bộ quần áo ngủ đặc biệt dành cho bé, có khuy ở gấu áo để cài vào quần. Như thế sẽ không lo con bị lạnh bụng. Ngoài ra, ban đêm tôi chọn mua bộ tất dài hơn cho bé”.
- “Bé nhà tôi cũng ghét túi ngủ. Vì thế tôi đã cắt đáy túi để bé thò chân ra ngoài. Tuy nhiên, tôi phải chọn một chiếc quần cotton thật dài, có chun ở gấu quần để dễ dàng kéo chùm ra bên ngoài chân của bé. Lúc đó không còn sợ bé bị lạnh chân hay hở bụng nữa”.
- “Mặc quần áo ngủ nhiều quá sẽ khiến bé nóng và ban đêm bé phải “ngoi” lên cho thoáng. Kinh nghiệm của tôi là đắp một cái khăn cotton nhẹ lên người con rồi mới đắp chăn. Nếu bé có đạp chăn thì vẫn còn chiếc khăn cotton giữ ấm. Ngoài ra, phòng ngủ của bé phải kín gió để nếu bé có bị hở ra ngoài chăn cũng không gặp phải gió lạnh”.
- “Trời lạnh là tôi mua quần liền tất cho con. Áo cotton cổ thấp cho con dễ thở. Sau đó, tôi đắp ngực và bụng cho bé bằng một chiếc khăn mỏng để bé dễ cựa quậy rồi mới đến khăn cotton mỏng. Cuối cùng mới là chăn”.
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Phòng bệnh mùa đông (08:17:00 02/11/2010)
- Điều cần biết về tiêu chảy ở bé (08:09:00 01/11/2010)
- Tìm hiểu về tự kỷ (15:29:00 29/10/2010)
- Cho bé giấc ngủ an toàn (00:10:00 29/10/2010)
- Giảm sợ hãi cho bé khi cắt tóc (08:45:00 27/10/2010)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Kinh nghiệm với bé đạp chăn lúc ngủ
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo