Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Điều cần biết về tiêu chảy ở bé
07:52:40 01/11/2010
Điều quan trọng là cần tạo cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để tránh vi trùng gây bệnh.
Một số bé bị tiêu chảy từ đồ ăn, thức uống. Sự thay đổi thức ăn, như một món mới cũng có thể gây tiêu chảy. Nếu một loại đồ ăn tiếp tục gây tiêu chảy, có thể bé phải tránh đồ ăn đó vì bé bị dị ứng hoặc bất dung nạp thực phẩm. Phụ gia thực phẩm như sorbitok có tác dụng nhuận tràng và cũng có thể gây tiêu chảy.
Một số thuốc có thể gây tiêu chảy, chẳng hạn thuốc kháng sinh. Bác sĩ sẽ cho bạn biết loại thuốc nào gây tiêu chảy của bé và tìm cách khắc phục.
Duy trì vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống khi đi du lịch. Một số bé bị tiêu chảy đơn giản vì đồ ăn, nước uống khác với ở nhà.
Hầu hết tiêu chảy nhẹ có thể tự khỏi nhưng người mẹ nên lưu ý trong ăn uống cho bé. Nên cho bé ăn cơm gạo, bánh mỳ nướng, táo và chuối chín để cầm tiêu chảy càng sớm càng tốt.
Cho bé uống nhiều chất lỏng như nước lọc, soup không kem, tránh các loại quả tươi có vị chua, các thức ăn béo và hạn chế các sản phẩm từ sữa. Thuốc thích hợp chống tiêu chảy phải tùy thuộc vào độ tuổi của bé. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con sử dụng thuốc.
Nếu tiêu chảy do nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê toa kháng sinh để giảm tiêu chảy. Tiêu chảy do bệnh nghiêm trọng cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ.
Bé bị tiêu chảy có thể thấy đau, ngứa, nóng rát khi đi vệ sinh hoặc đi tắm. Để giảm khó chịu, nên cho bé tắm bằng nước ấm. Lau vùng hậu môn bằng khăn mềm, sạch, không chà xát mạnh. Có thể dùng một loại kem chuyên dụng để giảm bớt kích thích.
Nếu bé bị đau bụng do tiêu chảy, có thể chườm bụng cho bé bằng một túi vải chứa những hạt đỗ đã được rang nóng.
Trường hợp nên gọi bác sĩ
Bác sĩ của bạn có thể trả lời tất cả câu hỏi về bệnh tiêu chảy. Liên hệ với bác sĩ ngay nếu bé bị tiêu chảy kéo dài hoặc tiêu chảy kèm với sốt cao; bé ốm hơn, có dấu hiệu mất nước; phân màu đen hắc ín, phân lẫn máu; bé không ăn uống được gì.
Những gì bạn cần biết về tiêu chảy
- Bệnh tiêu chảy có thể gây mất nước.
- Bệnh tiêu chảy có thể gây phân lỏng ba lần một ngày.
- Hầu hết các bệnh tiêu chảy gây ra bởi virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
- Hầu hết các bệnh tiêu chảy biến mất trong một hoặc hai ngày.
-Hãy chắc chắn rằng bé uống nhiều chất lỏng.
- Bệnh tiêu chảy kéo dài hơn một vài ngày có thể là nghiêm trọng.
Một số bé bị tiêu chảy từ đồ ăn, thức uống. Sự thay đổi thức ăn, như một món mới cũng có thể gây tiêu chảy. Nếu một loại đồ ăn tiếp tục gây tiêu chảy, có thể bé phải tránh đồ ăn đó vì bé bị dị ứng hoặc bất dung nạp thực phẩm. Phụ gia thực phẩm như sorbitok có tác dụng nhuận tràng và cũng có thể gây tiêu chảy.
Một số thuốc có thể gây tiêu chảy, chẳng hạn thuốc kháng sinh. Bác sĩ sẽ cho bạn biết loại thuốc nào gây tiêu chảy của bé và tìm cách khắc phục.
Duy trì vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống khi đi du lịch. Một số bé bị tiêu chảy đơn giản vì đồ ăn, nước uống khác với ở nhà.
Điều trị bệnh tiêu chảy
Hầu hết tiêu chảy nhẹ có thể tự khỏi nhưng người mẹ nên lưu ý trong ăn uống cho bé. Nên cho bé ăn cơm gạo, bánh mỳ nướng, táo và chuối chín để cầm tiêu chảy càng sớm càng tốt.
Cho bé uống nhiều chất lỏng như nước lọc, soup không kem, tránh các loại quả tươi có vị chua, các thức ăn béo và hạn chế các sản phẩm từ sữa. Thuốc thích hợp chống tiêu chảy phải tùy thuộc vào độ tuổi của bé. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con sử dụng thuốc.
Nếu tiêu chảy do nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê toa kháng sinh để giảm tiêu chảy. Tiêu chảy do bệnh nghiêm trọng cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ.
Bé bị tiêu chảy có thể thấy đau, ngứa, nóng rát khi đi vệ sinh hoặc đi tắm. Để giảm khó chịu, nên cho bé tắm bằng nước ấm. Lau vùng hậu môn bằng khăn mềm, sạch, không chà xát mạnh. Có thể dùng một loại kem chuyên dụng để giảm bớt kích thích.
Nếu bé bị đau bụng do tiêu chảy, có thể chườm bụng cho bé bằng một túi vải chứa những hạt đỗ đã được rang nóng.
Trường hợp nên gọi bác sĩ
Bác sĩ của bạn có thể trả lời tất cả câu hỏi về bệnh tiêu chảy. Liên hệ với bác sĩ ngay nếu bé bị tiêu chảy kéo dài hoặc tiêu chảy kèm với sốt cao; bé ốm hơn, có dấu hiệu mất nước; phân màu đen hắc ín, phân lẫn máu; bé không ăn uống được gì.
Những gì bạn cần biết về tiêu chảy
- Bệnh tiêu chảy có thể gây mất nước.
- Bệnh tiêu chảy có thể gây phân lỏng ba lần một ngày.
- Hầu hết các bệnh tiêu chảy gây ra bởi virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
- Hầu hết các bệnh tiêu chảy biến mất trong một hoặc hai ngày.
-Hãy chắc chắn rằng bé uống nhiều chất lỏng.
- Bệnh tiêu chảy kéo dài hơn một vài ngày có thể là nghiêm trọng.
Ngọc Huê (Theo Kidspot)
Tin liên quan
- Tìm hiểu về tự kỷ (15:29:00 29/10/2010)
- Cho bé giấc ngủ an toàn (00:10:00 29/10/2010)
- Giảm sợ hãi cho bé khi cắt tóc (08:45:00 27/10/2010)
- Chiều cao, cân nặng của bé năm đầu tiên (07:51:00 26/10/2010)
- An toàn cho bé đi máy bay (00:25:00 25/10/2010)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Điều cần biết về tiêu chảy ở bé
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo