- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Mẹ sưởi bằng than củi làm con bỏng nặng
Để sưởi ấm cho con, Tuân (19 tuổi, Nghệ An) đốt củi thành than để dưới gầm giường. Đến khi nghe tiếng khóc thét, người mẹ chạy vội vào thì thấy giường, chiếu, chăn màn đang bốc cháy, bé bỏng lửa rất nặng.
Sự việc xảy ra chiều tối 2/1, khi đó bé Vi Thị Ơn (6 tháng tuổi) đang nằm ngủ, người mẹ tuốt cỏ sau nhà, ông bà nội đi làm nương chưa về. Người mẹ cũng không rõ ngọn lửa bắt đầu bùng lên khi nào, chỉ biết đang làm thì nghe tiếng khóc của con, chạy vội vào thì thấy cả chiếc giường đang cháy bùng. Hoảng quá, người mẹ vội gạt chiếc chăn đang cháy lôi con ra, chạy đến trạm y tế. Sau đó, bé được chuyển xuống Bệnh viện Nhi Nghệ An cấp cứu, rồi chuyển tiếp xuống Viện Bỏng quốc gia (Hà Nội). Bản thân người mẹ cũng bị bỏng hai bàn tay.
Theo các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu, Viện Bỏng quốc gia, bé Ơn nhập viện trong tình trạng kích thích, vật vã, tổn thương bỏng 50%, nặng nhất ở đùi phải, bỏng vùng miệng họng. Ngoài ra, bé còn bị suy dinh dưỡng, 6 tháng mà chỉ nặng 5kg.
Hiện bé được truyền dịch, ủ ấm, nuôi dưỡng, thở oxy..., đồng thời theo dõi bỏng hô hấp, sốc bỏng. Tuy nhiên, tình trạng vẫn rất nặng.
Phòng tránh: Năm nào vào mùa rét, Viện Bỏng cũng tiếp nhận bé bị bỏng do sưởi ấm. Nguyên nhân chỉ vì một phút bất cẩn, lơ là của người lớn. Tại một số nơi vì không có điều kiện nhiều gia đình đốt than, củi ngay trong nhà để sưởi ấm mà không lường trước hết nguy cơ với bé, bỏng, ngộ độc khí CO2...
Sau những tai nạn thế này, các bác sĩ cảnh báo cha mẹ không nên sưởi ấm cho bé bằng cách đốt củi, lá, than… Nên giữ ấm cho bé bằng điều hòa hoặc máy sưởi nhiệt. Tuy nhiên, ngay cả với các thiết bị điện này cũng phải đảm bảo an toàn, tránh gây bỏng điện, bỏng nhiệt, không rọi trực tiếp vào bé vì da bé, đặc biệt là bé sơ sinh rất mỏng, nhạy cảm.
Trong trường hợp nhất thiết phải đốt than, củi sưởi ấm thì tuyệt đối không được đốt trong phòng kín, tạo không khí thoáng, xa tầm với của bé, đặc biệt người lớn phải luôn cảnh giác. Khi con bị bỏng, cha mẹ nên dùng nước mát, sạch, dội nhẹ nhàng, liên tục vào vết thương trong vòng 15-20 phút để giảm độ sâu của bỏng. Sau đó đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Ninh Thuận: Bé trai bỏng toàn thân vì mẹ tự mua thuốc dị ứng cho uống
Bé trai (8 tuổi, ở Ninh Thuận) ăn cá nục bị nổi mẩn đỏ, mẹ tự mua thuốc cho uống, nào ngờ con không khỏi bệnh mà còn bị bỏng nặng toàn thân. Cháu được đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM) cuối tuần qua trong trong tình trạng toàn thân nổi bóng nước dạng bỏng da và nhiều vết bỏng đã vỡ gây lở loét. Ngoài ra bé còn bị tiêu chảy, mắt sưng, họng bị lở.
Sau xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bé mắc hội chứng Lyell do phản ứng với thuốc trị dị ứng. Bệnh khiến toàn thân nổi hồng ban hoặc bóng nước, sau đó vỡ ra tạo thành vết bỏng. Lyell là hội chứng ít gây biến chứng nặng nhưng sẽ làm tổn thương da, nếu chăm sóc không tốt có thể để lại sẹo. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây nhiễm trùng máu hoặc làm ảnh hưởng hệ hô hấp.
Người nhà của bệnh nhi cho biết, từ nhỏ bé đã thường xuyên bị dị ứng nhưng chưa lần nào uống thuốc. Lần này thấy con sau khi ăn cá bị ngứa và nổi mẩn đỏ nhiều quá nên mới tự tìm thuốc. Tình trạng bỏng toàn thân bắt đầu xuất hiện sau khi bé uống.
Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyên phụ huynh nên cẩn trọng khi cho các bé dùng thuốc, nhất là các loại thuốc chống dị ứng. Cách tốt nhất là nên có hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Quảng Bình: Bé trai suýt mù vì kim tiêm chọc vào mắt
Bác sĩ Nguyễn Quốc Anh (Trưởng Khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt Trung ương) cho biết sáng 3/1, các bác sĩ ở đây đã tiếp nhận bé trai 6 tuổi (ở Quảng Bình) nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau buốt trong mắt trái, không nhìn thấy gì.
Bố cháu bé cho hay trước đó, hôm 29/12/2012, trong lúc ở nhà chơi với ông bà, cháu lấy kim tiêm chữa bệnh của ông ngoại nghịch chơi, vô tình kim chọc thẳng vào mắt. Ngay sau đó, bé đã tự rút kim ra khỏi mắt nhưng lại không kể với ông bà về tai nạn này.
Khoảng 2 ngày sau, thấy mắt đau nhức, bé mới kêu với mọi người. Ngay lập tức, bé trai được bố mẹ đưa đến một bệnh viện ở tỉnh Quảng Bình. Sau gần 4 ngày điều trị, mắt cháu liên tục chảy mủ, chảy máu, sốt cao và đau dữ dội nên đã được chuyển ra Bệnh viện Mắt Trung ương điều trị.
Theo bác sĩ Quốc Anh, với bệnh nhân bị chấn thương xuyên vùng mắt, nếu không điều trị sớm có thể phải bỏ mắt do viêm nội nhãn. Tuy nhiên, với cháu bé này, sau phẫu thuật và điều trị tốt, thị lực sẽ dần hồi phục.
Theo VnExpress / Người Lao Động
- Hà Nội: Ngừng sử dụng lô văcxin gây tai biến (10:04:00 08/01/2013)
- Thêm một bé tử vong sau tiêm văcxin 5 trong 1 (09:56:00 07/01/2013)
- Tránh viêm đường tiểu cho bé đóng bỉm (13:44:00 06/01/2013)
- Vôi hóa tinh hoàn ở bé trai (09:47:00 05/01/2013)
- Bé 5 tuổi phát âm chưa tròn chữ (09:08:00 04/01/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |