- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé 5 tuổi phát âm chưa tròn chữ
'Tôi có cháu nay đã 5 tuổi nhưng vẫn phát âm chưa tròn chữ và không diễn tả được điều bé muốn nói. Từ mấy tháng tuổi đến thôi nôi bé vốn rất thông minh và lanh lợi. Liệu cháu có bị chậm phát triển? Tôi muốn đưa bé đi chữa trị nhưng không biết nên điều trị ở đâu?' -Thanh Mai.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương (Giảng viên khoa tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội) trả lời:
Bạn cung cấp dữ liệu chưa đầy đủ về hoạt động, những hành vi bất thường khác của cháu nên rất khó có thể xác định các vấn đề của bé. Tuy nhiên, có thể xác định hai tình huống có thể xảy ra:
1. Cháu mắc bệnh tự kỷ nhẹ. Các biểu hiện khác đi kèm là:
- Gọi không thưa, không phản ứng khi mọi người gọi hoặc nhắc nhở đến cháu.
- Không nhìn vào mắt người đối diện, thường trốn tránh ánh mắt của mọi người, nhìn đi lung tung, nhìn xuống đất khi đang giao tiếp.
- Thích kiễng chân hay quay vòng tròn trong nhà.
- Nhiều khi có những phát ngôn vô nghĩa.
- Không hiểu hoặc không phản xạ kịp thời khi có ai đó giao tiếp với cháu.
- Sợ một điều gì đó rất lạ lùng. Ví dụ có cháu rất sợ các vật dụng hình hộp chữ nhật.
Với tình huống này, bạn nên cho cháu đi khám tại các cơ sở nhi khoa.
2. Cháu hoàn toàn bình thường, chỉ gặp khó khăn khi phát âm
Với tình huống này, có thể có 2 nguyên nhân:
- Cháu có dị tật bẩm sinh trong đường phát âm như có màng nối giữa lưỡi và hàm, có dị tật trong khoang miệng. Bạn có thể cho cháu đi khám và xử lý dị tật. Sau khi xử lý, cháu sẽ phát âm trở lại bình thường.
- Cháu không có dị tật, cháu nói ngọng do có người xung quanh nói ngọng. Những cháu này thường ít nói, cha mẹ ít quan tâm sửa chữa tật cho con. Khi đó, cha mẹ cần chú trọng trọng luyện nói cho con. Cha mẹ có thể tham khảo các nhà giáo dục để tìm hướng luyện cho con tốt nhất.
Ngoài ra, có thể tìm các bài tập gồm nhiều các từ mà con hay ngọng để luyện cho con. Việc này đòi hỏi kiên trì và nhẫn nại. Cha mẹ không nên bực tức khi luyện vì có thể khiến bé thiếu tự tin. Cũng nên tránh việc chế giễu, trêu ghẹo tránh cho bé khỏi các phản ứng tiêu cực. Nếu chú trọng vào việc luyện âm, sau vài tháng bạn sẽ thấy bé phát âm dần chính xác hơn.
Theo VnExpress
- Bé trai 16 tháng tuổi ngộ độc heroin (09:43:00 03/01/2013)
- Hen phế quản ở bé (13:19:00 01/01/2013)
- Các sai lầm khiến bé suy dinh dưỡng (17:25:00 30/12/2012)
- Xử trí khi răng sữa bị sâu (09:25:00 28/12/2012)
- Chăm sóc bé bị sốt co giật tại nhà (10:12:00 27/12/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |