Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Hà Nội: Bé gái bị thoát vị hoành bẩm sinh
00:25:50 14/01/2013
Bé Chi (Cầu Giấy) bị thoát vị hoành bẩm sinh, phải nhập viện cấp cứu ngay khi mới chào đời.
Bé hiện nằm điều trị tại khoa Hồi sức ngoại, Bệnh viện Nhi Trung ương. Tiến sĩ Trần Minh Điển (Phó giám đốc Bệnh viện) cho biết, bé bị thoát vị hoành bẩm sinh, toàn bộ ruột, dạ dày và lá lách bị đẩy lên trên nằm ở vị trí ngực trái. Hậu quả là chèn ép gây xẹp phổi bên trái, đẩy trái tim sang hẳn ngực phải.
"Rất may mắn là bé được chẩn đoán bệnh từ tuần thai thứ tám, nên ngay từ khi sinh ra hôm 3/1, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đặt nội khí quản và chuyển sang Bệnh viện Nhi cấp cứu" - tiến sĩ Điển nói.
Ca phẫu thuật do trực tiếp Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm (Giám đốc Bệnh viện) thực hiện. Các chuyên gia đã phẫu thuật nội soi, chuyển toàn bộ phần tạng "nhầm chỗ" về ổ bụng, chuyển tim về đúng vị trí và khâu nối cơ hoành. Ca mổ kéo dài trong 30 phút.
Theo tiến sĩ Điển, điều quan trọng để cứu sống được bệnh nhi là sự phối hợp giữa chuyên khoa sản - nhi. Nếu không được chẩn đoán chính xác từ ngay khi còn trong bụng mẹ thì khi sinh bé dễ bị chẩn đoán nhầm là suy hô hấp sơ sinh. Như thế cơ hội cứu sống được bé sẽ rất khó.
Toàn bộ ruột, dạ dày, lá lách của bệnh nhi bị đẩy lên ngực trái. |
Bé hiện nằm điều trị tại khoa Hồi sức ngoại, Bệnh viện Nhi Trung ương. Tiến sĩ Trần Minh Điển (Phó giám đốc Bệnh viện) cho biết, bé bị thoát vị hoành bẩm sinh, toàn bộ ruột, dạ dày và lá lách bị đẩy lên trên nằm ở vị trí ngực trái. Hậu quả là chèn ép gây xẹp phổi bên trái, đẩy trái tim sang hẳn ngực phải.
"Rất may mắn là bé được chẩn đoán bệnh từ tuần thai thứ tám, nên ngay từ khi sinh ra hôm 3/1, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đặt nội khí quản và chuyển sang Bệnh viện Nhi cấp cứu" - tiến sĩ Điển nói.
Hiện sức khỏe bé tiến triển tốt. Bé tự thở được, dự kiến sau 1 tuần nữa có thể xuất viện. Bé sẽ vẫn được theo dõi tiếp tình hình sức khỏe và tái khám theo định kỳ. |
Ca phẫu thuật do trực tiếp Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm (Giám đốc Bệnh viện) thực hiện. Các chuyên gia đã phẫu thuật nội soi, chuyển toàn bộ phần tạng "nhầm chỗ" về ổ bụng, chuyển tim về đúng vị trí và khâu nối cơ hoành. Ca mổ kéo dài trong 30 phút.
Theo tiến sĩ Điển, điều quan trọng để cứu sống được bệnh nhi là sự phối hợp giữa chuyên khoa sản - nhi. Nếu không được chẩn đoán chính xác từ ngay khi còn trong bụng mẹ thì khi sinh bé dễ bị chẩn đoán nhầm là suy hô hấp sơ sinh. Như thế cơ hội cứu sống được bé sẽ rất khó.
Thoát vị hoành bẩm sinh là hiện tượng các tạng từ ổ bụng chui lên lồng ngực qua lỗ khuyết bẩm sinh, thường ở vị trí lỗ sau và bên trái của cơ hoành. Tùy thuộc vào lỗ thoát vị to hay nhỏ mà các phủ tạng có thể chui lên lồng ngực như dạ dày, ruột non, lách. Những bé này thường có tổn thương phổi nặng nề. Bệnh thường chiếm tỷ lệ 1/12.500 bé mới sinh ra, tỷ lệ tử vong khoảng 30-50%. |
Theo Phương Trang
VnExpress
Tin liên quan
- Dinh dưỡng khi bé bị ho (18:46:00 10/01/2013)
- Tắm, gội an toàn cho con mùa lạnh (20:44:00 09/01/2013)
- Phòng bệnh hô hấp cho bé ngày rét đậm (10:24:00 09/01/2013)
- Mẹ sưởi bằng than củi làm con bỏng nặng (16:01:00 08/01/2013)
- Hà Nội: Ngừng sử dụng lô văcxin gây tai biến (10:04:00 08/01/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Hà Nội: Bé gái bị thoát vị hoành bẩm sinh
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo