- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Thiếu máu sinh lý và bệnh lý ở bé
Chứng thiếu máu ở bé từ 1 đến 3 tuổi dễ khiến bé xanh xao, gầy gò, khóc đêm. Theo Thạc sĩ - bác sĩ Lê Bích Liên (Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1), bệnh lý thiếu máu ở bé gồm có thiếu máu sinh lý và thiếu máu bệnh lý. Phụ huynh cần phân biệt rõ để có hướng xử trí hợp lý.
Thiếu máu sinh lý
Bác sĩ Liên cho biết, tình trạng thiếu máu sinh lý có thể xảy ra ở bé nhũ nhi (dưới 1 tuổi). Bé có số lượng hồng cầu thấp hơn bé lớn một chút. Ở tuổi này các cơ quan tạo máu có sự thay đổi. Gan, lách là cơ quan tạo máu chủ yếu trong thời kỳ bào thai sẽ được thay thế bằng tủy.
“Hemoglobin là yếu tố quan trọng trong cấu tạo hồng cầu, giúp hồng cầu chuyên chở oxy cũng thay đổi. Thời kỳ bào thai, Hemoglobin chủ yếu là HbF, sau sinh Hb này sẽ được thay thế dần bằng HbA trong thời gian 6-12 tháng đầu sau sinh” - bác sĩ Liên nói.
Ở tuổi này, bé cũng bắt đầu làm quen với chế độ ăn dặm với thức ăn đặc dần và đủ bốn nhóm thực phẩm (bột, dầu, đạm, rau) thay thế từ từ cho chế độ ăn bằng sữa. Chính vì điều này, bé dễ thiếu các chất cần thiết cho việc tạo máu do khả năng tiêu hóa, hấp thu các chất chưa hoàn chỉnh (chất sắt, chất đạm, acid forlic…).
Tình trạng thiếu máu sinh lý ở bé chỉ nhẹ, không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Bé vẫn có thể ăn, bú tốt, chơi, vân động, phát triển bình thường. Thông thường sau 2 tuổi, nếu bé có chế độ dinh dưỡng đúng, tình trạng thiếu máu này sẽ hết.
Thiếu máu bệnh lý
Đối với các trường hợp thiếu máu bệnh lý, bé sẽ có các dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Bé thường lười ăn, ít chơi, mau mệt khi vận động, khó thở, đánh trống ngực khi gắng sức, khó ngủ, ít tập trung. Bé có thể than nhức đầu, chóng mặt, ù tai. Nhìn lòng bàn tay thấy nhạt màu, móng tay nhạt.
Thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân. Do đó, về điều trị thiếu máu trước hết chúng ta cần tìm xem bé thiếu máu do nguyên nhân gì, nguyên nhân đó có chữa được không.
“Ví dụ bé thiếu máu do thiếu sắt, chúng ta cần điều chỉnh chế độ ăn sao cho đảm bảo cung cấp đủ chất sắt cho bé, đồng thời uống chất sắt bổ sung tình trạng thiếu máu thiếu sắt sẽ khỏi” - bác sĩ Liên cho hay.
Theo Thiên Chương
VnExpress
- Hà Nội: Tăng số bé tiêu chảy do virus (09:50:00 15/01/2013)
- Hà Nội: Bé gái bị thoát vị hoành bẩm sinh (00:55:00 14/01/2013)
- Dinh dưỡng khi bé bị ho (18:46:00 10/01/2013)
- Tắm, gội an toàn cho con mùa lạnh (20:44:00 09/01/2013)
- Phòng bệnh hô hấp cho bé ngày rét đậm (10:24:00 09/01/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |