Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Băn khoăn chàm ở bé có tự hết
11:16:50 16/05/2012
'Con tôi bị chàm trên cổ từ lúc 1 tháng tuổi. Các vết chàm này sẽ tự hết khi cháu lớn, hay phải điều trị mới khỏi được?' - Hoàng Thu Thúy (Vĩnh Phúc).
>> Chàm sữa ở bé
Thạc sĩ Thanh Lâm giải đáp:
Chàm là một bệnh da dị ứng, xuất hiện do phản ứng viêm của biểu bì ở những người có cơ địa nhạy cảm. Bệnh hay gặp ở bé 2-4 tháng tuổi.
- Thứ nhất là chàm thể tạng, gồm 2 loại chính là chàm thể tạng ở bé, thường gặp ở bé đang bú mẹ, các tổn thương thường xuất hiện ở hai má, cằm, trán, mũi; chàm thể tạng ở người lớn, có thể xuất hiện từ lúc nhỏ và dai dẳng đến tuổi trưởng thành, vị trí hay gặp là mặt (lan ra cổ, thân mình, chân tay, các nếp gấp như vùng khoeo chân).
- Hai là chàm nhiễm khuẩn, có thể xuất hiện xung quanh các vết thương (vết bỏng, vết loét) do giãn tĩnh mạch bị nhiễm khuẩn; có bờ rõ, trên bề mặt có vảy tiết, dưới chúng là lớp da đỏ ướt và kèm theo những mụn nước tiết dịch.
- Ba là chàm da mỡ, thường gặp ở người có da tăng tiết mỡ, tổn thương hay gặp ở vùng trước ngực, sau lưng, nhất là vùng giữa hai xương bả vai, da đầu...
- Bốn là chàm tiếp xúc do tiếp xúc với dị nguyên, trong một số nghề nghiệp như dệt len, thuộc da, công nghệ nhựa...
Bạn nên đưa cháu đi khám chuyên khoa da liễu để tìm nguyên nhân gây bệnh; từ đó, việc điều trị sẽ thuận lợi hơn. Bệnh này phải điều trị chứ không thể tự khỏi được. Trường hợp bé bị chàm nặng, bác sĩ điều trị có thể sẽ cho cháu dùng thêm thuốc an thần, kháng histamin để hạn chế ngứa gây khó chịu cho cháu.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Tin liên quan
- Bật máy bơm, học sinh lớp 5 tử vong vì điện giật (11:48:00 15/05/2012)
- Nhận biết dậy thì sớm ở bé (17:21:00 13/05/2012)
- Toàn bộ trẻ ở một xã nhiễm độc chì (11:18:00 11/05/2012)
- Tắm sông, hai học sinh chêt đuối (08:54:00 11/05/2012)
- Thực phẩm 'vỗ béo' bé (00:17:00 11/05/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Băn khoăn chàm ở bé có tự hết
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo