- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Chậm lớn, chân vòng kiềng vì còi xương
Tại Trung tâm Khám dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), chị Trần Thị Thu Huyền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) ôm cô con gái hơn 3 tuổi, vẻ mặt buồn bã. Bé vừa được bác sĩ kết luận bị còi xương gây chậm lớn, chân vòng kiềng.
Chị Huyền cho biết, do ở phố cổ nên suốt ngày con gái chị bị "nhốt" trong nhà. Trước đây, bố chồng chị Huyền hay bế cháu ra Bờ Hồ đi dạo vào buổi sáng nhưng vì thiếu hiểu biết, sợ con ra ngoài gặp nắng, gió về ốm nên chị tỏ thái độ không hài lòng. Vài lần như vậy, bố chồng chị tự ái không bế cháu nữa. Từ đó, con gái chị chỉ quanh quẩn trong chiếc cũi cạnh cửa hàng bán sinh tố của mẹ. “Đến khi nhìn thấy chân cháu bị vòng kiềng, còi cọc mới đưa đi khám thì muộn mất rồi. Không biết giờ đưa bé đi nắn chân có được không?” - chị Huyền buồn bã tự trách mình.
Mẹ bé Hà My (An Dương, Hải Phòng) kể rằng, mình hay nhăn nhó giằng cậu con trai từ tay cụ nội mỗi khi cụ bế chắt ra balcon ngồi 'cho quen nắng, quen gió'. “Đến giờ bác sĩ nói con mình bị còi xương, chậm biết đi là do ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mới thấy hối hận quá” -người mẹ tâm sự.
Theo Ths. Phan Bích Nga (Viện Dinh dưỡng quốc gia), tình trạng thiếu vitamin D vì nguyên nhân thiếu ánh nắng mặt trời là hay gặp nhất do thói quen kiêng cữ, sợ bé tiếp xúc nắng sớm sẽ bị ốm.
“Điều này rất đáng buồn vì nước ta là nước nhiệt đới hầu như quanh năm ánh nắng thừa thãi vậy mà tỷ lệ còi xương vẫn cao chỉ vì cha mẹ thiếu hiểu biết, không cho con bé phơi nắng” - Ths. Bích Nga cho biết.
Cách phát hiện bé còi xương
Tuỳ theo từng lứa tuổi mà biến đổi ở xương khác nhau:
Vitamin D là vitamin tan trong chất béo và có trong thức ăn động vật như gan, cá, trứng, sữa… Vitamin D là một nhóm gồm từ D2 đến D7, 2 chất có hoạt tính mạnh nhất là D2 và D3, trong đó D3 được tổng hợp ở các tế bào da nhờ ánh sáng tử ngoại, nếu được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì lượng D3 tạo ra đủ cho nhu cầu của cơ thể. Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển bình thường hệ xương ở bé. Khi thiếu vitamin D sẽ gây hậu quả còi xương ở bé, làm bé chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng… Ở người lớn sẽ bị loãng xương, xương dễ gẫy.
- Ở bé nhỏ: Có thể sờ thấy xương sọ mềm, do tư thế nằm đầu dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau, hoặc một bên. Thóp rộng chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu, răng mọc chậm, men răng xấu.
- Ở bé lớn hơn: Thường có biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn. Các xương chi xuất hiện vòng cổ tay, cổ chân. Các cơ nhẽo làm cho bé chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng như lồng ngực biến dạng, ngực nhô ra phía trước như ngực gà, gù, vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng, chân chữ bát, khung chậu hẹp.
Các biến chứng của xương làm giảm chiều cao, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến sinh đẻ ở bé gái. Ngoài ra, bé còn bị xanh xao, thiếu máu, hay bị viêm phổi.
Phòng và điều trị
Để phòng còi xương cho con, ngay từ khi mang thai, người mẹ nên thường xuyên đi dạo ngoài trời để tiếp nhận vitamin D. Trong chế độ ăn nên ăn các loại thực phẩm có nhiều canxi và vitamin D như cá, cua, trứng, gan, sữa…
Bé sau khi sinh cần được bú ngay, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi bé ăn bổ sung nên cho bé đủ chất, thường xuyên cho bé ăn cua, cá, trứng, sữa, gan, phomai, các loại rau xanh. Chú ý bữa ăn luôn có dầu ăn hoặc mỡ để tăng hấp thu vitamin D.
Bé cần được sống trong môi trường trong sạch, thoáng mát, có nhiều ánh sáng. Ngay từ 2 tuần tuổi, bé đã cần được phơi nắng: Tốt nhất là vào buổi sáng (khoảng 7-8h); nếu không có thời gian thì buổi chiều (khoảng 4-5h). Trung bình yêu cầu 2 tiếng/tuần (hay 10-15 phút/ngày), tùy vào khả năng phơi nắng của bé và mức độ phát triển xương vận động (nếu bé ít ốm hoặc bé có biểu hiện của chớm còi xương có thể phơi nắng lâu hơn). Khi phơi chỉ cần để hở hai cẳng chân cho da của bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bé bị còi xương do thiếu vitamin D thường thiếu cả canxi nên cần cho bé uống thêm cả canxi. Liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sỹ, vì uống không đúng có thể gây ngộ độc vitamin D. Trong một số trường hợp uống quá liều, kéo dài sẽ làm tăng canxi máu và vôi hoá mạch máu gây sỏi thận.
Theo Hương Giang
Gia Đình & Xã Hội
- Bé 5 tháng tử vong với nhiều vết cắt trên người (10:14:00 19/03/2012)
- Không dùng tăm bông ngoáy tai cho con (22:03:00 18/03/2012)
- Hà Nội: Bé 2 tuổi mù mắt vì mẹ tự ý dùng thuốc (16:06:00 16/03/2012)
- Thắc mắc về pha thuốc vào sữa (10:07:00 16/03/2012)
- Bé sơ sinh tử vong vì thiếu vitamin K (16:22:00 14/03/2012)
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |