- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Không dùng tăm bông ngoáy tai cho con
Rất nhiều người mẹ có thói quen mỗi lần tắm cho con xong là lấy tăm bông ngoáy tai cho con. Nếu lau tai thường xuyên như vậy, vô tình chúng ta đẩy mỗi lần một ít ráy tai vào sâu hơn.
Ống tai có cấu tạo hơi dốc ra ngoài và xuống dưới, ngoài ra đoạn gần cửa tai lại có lông tai và 2 tuyến là tuyến lông và tuyến ráy tai để bảo vệ tai. Khi có bụi bặm, vật bẩn vào tai tuyến ráy tai sẽ tiết ra dịch để giữ chúng ở phía ngoài tai không cho vào sâu. Sau đó, các lông tai sẽ từ từ đẩy chúng ra ngoài cửa tai. Vì vậy, thực chất không cần phải lấy ráy tai, mà ráy tai sẽ tự động bị cơ thể đẩy ra ngoài. |
Ngoài ra, lấy ráy tai mỗi ngày bằng tăm bông sẽ làm rụng lông tai, dẫn đến làm hỏng chức năng tống chất bẩn ra ngoài cửa ống tai. Từ đó, bé hay bị viêm ống tai ngoài hay có ráy tai nhiều hơn.
Chỉ khi nào bé bị nước vào tai (hay khi sữa chảy vào tai), mới cần dùng tăm bông để lau chùi. Bình thường, tắm cho bé xong chỉ cần lau khô vành tai và vùng trước cửa tai là được.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ráy tai chỉ bị đẩy đến gần cửa tai mà không ra tiếp ngoài cửa tai được, lâu dần sẽ đóng cục trong tai, nếu không lấy ra bé sẽ khó chịu và nghe kém.
Trường hợp dễ lấy có thể dùng dụng cụ ngoáy tai khều ra. Nếu khó lấy thì không nên cố mà phải nhỏ nước muối sinh lý vài ngày cho ráy tai mềm ra tự chảy ra ngoài hay nếu phải lấy cũng dễ hơn, đỡ gây đau cho bé. Trường hợp ráy tai nằm trong sâu, không nên cố lấy mà nên đi bác sĩ tai mũi họng để bác sĩ lấy ra cho bé.
Theo TTƯT.BS.CKII. Nguyễn Thị Bích Thủy
Sức Khỏe & Đời Sống
- Hà Nội: Bé 2 tuổi mù mắt vì mẹ tự ý dùng thuốc (16:06:00 16/03/2012)
- Thắc mắc về pha thuốc vào sữa (10:07:00 16/03/2012)
- Bé sơ sinh tử vong vì thiếu vitamin K (16:22:00 14/03/2012)
- Hiểu về hẹp bao quy đầu (11:03:00 14/03/2012)
- Bé trai 4 tuổi bỏng nặng vì dùng que sắt nghịch điện (14:43:00 13/03/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |