- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé hay giật mình khi ngủ
Một phụ huynh hỏi: 'Con trai tôi 38 tháng tuổi, cháu đã đi nhà trẻ được gần 2 năm. Mấy đêm gần đây, tôi thấy cháu hay giật mình và ngồi dậy, tay sờ soạng với vẻ hốt hoảng. Tôi ôm cháu vỗ về thì cháu vẫn trong tình trạng đó, mấy lần liên tục, tôi không biết làm cách nào liền đánh vào lòng bàn chân của cháu một cái thật đau thì cháu tỉnh giấc và không khóc nữa. Con tôi có phải bị bệnh mộng du không? Tôi có nên đưa bé đi khám hay không? Tôi phải làm gì để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra cho cháu khi cháu đang ngủ mà không có ba mẹ bên cạnh. Cám ơn bác sĩ'.
>> Chứng hoảng sợ ban đêm ở bé
Bác sĩ CK2 Trịnh Hữu Tùng (Trưởng phòng Kế hoạch, BV Nhi Đồng 2 TP HCM) trả lời:
Hiện tượng mà bạn mô tả bé khi ngủ bỗng nhiên giật mình và ngồi dậy, tay sờ soạng với vẻ hốt hoảng có thể là do bé bị rối loạn giấc ngủ chứ không phải là mộng du.
Rối loạn giấc ngủ thường có các biểu hiện như trằn trọc khó vào giấc ngủ, nửa đêm hay thức giấc ngồi nhìn vẻ bàng hoàng ngơ ngác; hoặc có cơn ác mộng sợ hãi, bé có thể khóc thét. Các giấc mơ gây hoảng hốt, sợ hãi thường có nội dung đe dọa tính mạng hoặc người thân trong gia đình. Các giấc mơ này thường liên quan tới ban ngày nhìn (hoặc phải chứng kiến) như ai đó đe dọa bé hoặc do xem cảnh bạo lực (đánh đấm, ma quỷ) trong phim.
Đôi khi, nguyên nhân có thể rất bình thường như giường chật quá, bộ quần áo bé mặc khi đi ngủ bó sát vào người quá; bé bị nóng, bị tức ngực vì đắp quá nhiều chăn. Cũng có khi do bữa cơm chiều ăn quá no. Do vậy, phải tìm hiểu để loại bỏ nguyên nhân kết hợp với chế độ ăn uống nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, không cho bé xem phim ma, bạo lực...
Ngoài ra, rối loạn giấc ngủ còn gặp ở những bé bị bệnh tim, cơ thể suy nhược...
Trong trường hợp bé bị như vậy, cha mẹ nên giữ im lặng, không cần đánh thức bé dậy. Chỉ một lát sau, bé sẽ bình tĩnh và ngủ trở lại. Buổi sáng khi thức giấc, bé sẽ quên hết mọi việc đã xảy ra đêm qua. Hoặc nếu bé thức dậy, nên ngồi lại gần, cầm tay bé và hỏi bằng giọng bình tĩnh. Nếu bé muốn kể về nội dung giấc mơ, hãy để cho bé kể hết. Nếu bé muốn bật đèn, nên hé cửa để đèn nơi khác chiếu vào phòng.
Nếu bé có hiện tượng này kéo dài và sau khi đã loại các nguyên nhân trên, bạn có thể cho bé đến các bác sĩ hay chuyên gia tâm lý để tìm hiểu hoặc làm các test tâm lý kiểm tra.
Theo Phunuonline
- Bé 36 tháng tuổi mất ngón tay vì bỏng điện (16:57:00 20/02/2012)
- Chơi keo con voi, 2 bé trai bỏng nặng (11:30:00 20/02/2012)
- Viêm thanh quản ở bé (09:02:00 20/02/2012)
- Bé 8 tuổi buồng trứng phát triển như thiếu nữ (11:58:00 17/02/2012)
- Giúp bé phát triển toàn diện (08:36:00 16/02/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |