- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Hà Nội: Bé 4 tuổi chết vì rơi từ tầng 9
Trong lúc mẹ đưa chị gái đi học, bé trai 4 tuổi (ở Hoàng Mai, Hà Nội) đã ra balcon chơi và bị rơi từ tầng 9 xuống lan can tầng 2, tử vong tại chỗ.
Vụ tai nạn xảy ra khoảng 7h30 sáng 3/12 tại chung cư No 21, khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Sau khi đưa con gái đến trường, chị Trần Thị Hà (35 tuổi, ở tầng 9) về nhà mở cửa phòng nhưng không thấy cậu con trai 4 tuổi nên vội vàng đi tìm khắp chung cư và phát hiện xác con nằm ở tầng 2 tòa nhà.
Ban công tầng 9 nhà chị Hà, nơi bé Đức rơi xuống. |
Toà nhà No 21, khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp nơi xảy ra vụ tai nạn thương tâm có 11 tầng. |
Cháu Lê Minh Đức là con thứ hai của gia đình anh Lê Xuân Thái và chị Trần Thị Hà. Anh Thái đang đi làm bên Đức nên 3 mẹ con chị Hà ở cùng hai vợ chồng người em gái. Theo lời chị Hà, sáng nay, khi chị đưa cô con gái đang học lớp 4 đến trường, thấy Đức vẫn nằm ngủ nên chị chỉ đóng cửa sau (lối ra ban công) mà không khóa lại. Ban công của tòa nhà cao hơn 1m dùng để giặt giũ, phơi quần áo và rửa bát. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng cứu hộ, công an khu vực đã có mặt tại hiện trường để giải quyết vụ việc.
Cách đây vài năm đã xảy ra câu chuyện đau lòng về tòa nhà Nơ9B - Khu đô thị Linh Đàm (Hà Nội) đã xảy ra vụ cháu bé rơi từ lan can tầng 11 xuống, nay lại có câu chuyện về việc cháu Đức ở đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp bị rơi khiến những người ở chung cư lo lắng. Theo quy định về an toàn xây dựng hành lang trên các khu chung cư, lan can cao 1,2m là tiêu chuẩn an toàn. Thế nhưng, trên thực tế, rất nhiều câu chuyện đau lòng đã xảy ra. 1/8/2007, cháu Đặng Xuân Phúc 4 tuổi, nhà ở khu bán đảo Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai) đã bị rơi từ lan can tầng 11 xuống đất và tử vong. Tiếp đó, ngày 18/11/2010, một cháu bé 4 tuổi đã bị rơi từ tầng 11 của tòa nhà Artex – 172 Ngọc Khánh (phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội) xuống tầng hai của tòa nhà này và tử vong trong khi mẹ cháu đang đi chợ.
Chị Minh - người dân ở khu đô thị Trung Yên cho biết: “Chúng tôi rất lo lắng bởi không được biết về độ an toàn của các loại balcon ở toà nhà được thiết kế như thế nào, chỉ thấy tay vịn của lan can cũng như của các cầu thang thoát hiểm rất thấp và thưa. Các gia đình có trẻ nhỏ nếu không có người lớn trông nom thường xuyên có thể dễ xảy tai nạn”. Theo quan sát của phóng viên, lan can các căn hộ tại các khu đô thị được thiết kế cao hơn 1m, nhưng thực sự không an toàn đối với những gia đình có trẻ nhỏ. Nhiều khu đô thị như ở Linh Đàm, hệ thống lan can được thiết kế phía dưới là tường xây, phía trên được gắn với 3 thanh sắt nằm ngang, mỗi thanh cách nhau khoảng 10cm. Với kiểu thiết kế thanh ngang, trẻ nhỏ có thể bám và trèo lên rất nguy hiểm. Theo ghi nhận của phóng viên, tại nhiều khu đô thị mới, khu nhà cao tầng hiện nay của Hà Nội, độ an toàn của các loại cửa kính, các loại lan can đang là dấu hỏi lớn. Tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, nơi được đánh giá là “cao cấp”, ở phía trên lan can chỉ được bảo vệ bằng 2 thanh sắt (khoảng cách giữa hai thanh sắt là 20cm). Không chỉ vậy, hệ thống cửa sổ ở đây chỉ gắn kính trắng mà không hề có lưới sắt bảo vệ. Nhiều người dân bày tỏ, không biết hệ thống lan can, cửa sổ ở đây được thiết kế áp dụng theo tiêu chuẩn nào, nhưng họ đều rất lo sợ tai nạn có thể xảy ra. “Hệ thống cửa sổ ở đây không hề có chấn song sắt để ngăn trẻ em, bản thân người lớn nhìn cũng thấy kinh hãi. Thế nhưng họ không cho phép làm thêm chấn song bên trong cửa kính, dù chúng tôi đã kiến nghị rất nhiều lần” – ông Dũng (một người dân tại Trung Hòa – Nhân Chính) cho biết. Nhiều khu nhà cao tầng như khu nhà N2D ở đường Lê Văn Lương, phần trên lan can chỉ được gắn bằng một thanh sắt nhỏ rất mong manh. Để bảo vệ, nhiều gia đình đã phải xây dựng thêm hệ thống bảo vệ bằng lưới sắt, hay thay thế các loại kính chịu lực... Chuyên gia xây dựng đánh giá chuẩn lan can Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn từng là Viện trưởng Viện Nghiên cứu kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng), cho rằng, do quy định tiêu chuẩn thiết kế không chi tiết, nên hệ thống lan can của nhiều nhà cao tầng hiện rất nguy hiểm, bởi đa số các loại lan can được thiết kế vừa thấp vừa không có hệ thống bảo vệ như khung sắt hay lưới chắn. Theo ông Toàn, việc thiết kế các tòa nhà chung cư bắt buộc phải có hệ thống rào chắn lan can an toàn, tuân thủ những tiêu chuẩn khắt khe về độ cao, khe hở giữa các song sắt sao cho các bé không thể thò đầu qua. Trong bảng tiêu chuẩn xây dựng số 323 được Bộ Xây dựng ban hành năm 2004, về tiêu chuẩn thiết kế nhà ở cao tầng thì việc thiết kế lan can của nhà cao tầng cũng chưa được quy định cụ thể. Bảng tiêu chuẩn này mới chỉ quy định đối với nhà cao tầng từ 6 tầng trở lên không được thiết kế ban công, chỉ được thiết kế lôgia. Lan can lôgia không được hở chân và có chiều cao không thấp hơn 1,2m... “Cần phải có tiêu chuẩn rất khắt khe buộc những người thiết kế, thi công phải chấp hành và cơ quan quản lý nhà nước cũng cần kiểm tra giám sát chặt chẽ vấn đề này” - ông Toàn nói. Còn ông Nguyễn Đình Tùng – Giám đốc công ty TNHH Bất động sản và Dịch vụ địa chính Hà Nội (một đơn vị xây dựng nhiều chung cư cao tầng) cho biết, lan can từ 1m2 trở lên được đánh giá là lan can an toàn. Làm lan cao cao như vậy thì sẽ không đẹp mắt nhưng về mặt tiêu chuẩn là đúng. Tuy nhiên, một thực tế là nhiều gia đình khi đi vào sử dụng căn hộ có đồ vật vướng trong nhà hay để ra ban công khiến cho trẻ nhỏ lấy đó làm đồ để leo trèo ngoài lan can rất nguy hiểm. Ông Tùng khuyến cáo các gia đình có trẻ con thì hạn chế vật để ngoài balcon. Ông Tùng cũng cho rằng, trên thực tế, cũng không thể cho các gia đình làm chuồng cọp an toàn, bởi nó ảnh hưởng đến mĩ quan, công tác chữa cháy. Nhiều chuyên gia xây dựng cho rằng, sau vụ tai nạn này, các công ty dịch vụ quản lý tòa nhà cần nhận trách nhiệm rõ ràng, đi kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở người dân không để đồ ở hành lang hoặc cần cảnh báo cho người dân về sự nguy hiểm trong nhà chung cư có trẻ nhỏ. Vì thực tế, sinh ra công ty quản lý tòa nhà cũng là để lo cho những việc như thế này. Một giải pháp khác cho các chung cư cao tầng về việc an toàn là bài học từ nhà B10 Kim Liên, đơn vị xây dựng đã bọc kính nhôm lan can để chống việc người dân phơi phóng gây mất mĩ quan và giữ an toàn cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, cách làm này sẽ khiến không khí trong nhà không được thông thoáng. Theo Thu Lý |
Theo Lê Hiếu
VnExpress
- Băn khoăn cắt amidan có hết viêm họng (15:08:00 04/12/2011)
- Xem tivi trước giờ ngủ khiến bé trằn trọc (09:31:00 02/12/2011)
- Bé gái 8 tháng tuổi tử vong vì hóc lạc (15:37:00 01/12/2011)
- Nhiều bệnh nhi ngộ độc chì trong thuốc cam (09:10:00 01/12/2011)
- Lưu ý cho bé ăn phômai (10:49:00 30/11/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |