Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Những lưu ý khi tiêm phòng cho bé
09:14:50 25/10/2011
Tiêm chủng là một trong những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên các bậc cha mẹ nên cho bé tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là những mũi tiêm nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
>> Thời điểm các mũi tiêm phòng
Chuẩn bị trước tiêm phòng
Khi tiêm phòng, cần cho bé mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám. Không mặc quần áo quá bó chặt, ủ ấm quá nhiều. Không cho bé ăn (bú) quá no trước khi tiêm phòng. Tuy nhiên, cũng không để bé đói để tránh tình trạng bé bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng, chuẩn bị đủ hồ sơ sức khỏe của bé, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó. Thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng bệnh cấp của bé, nếu có.
Đến thời điểm cần tiêm phòng, nếu bé đang bệnh, đặc biệt là đang sốt thì hoãn tiêm.
Ngoài ra, với những bé đang có tình trạng dị ứng, có phản ứng ở lần tiêm phòng trước; bé có kích động, có vấn đề về não, thần kinh; những bé đang có suy giảm miễn dịch mắc phải (nhiễm HIV) hay bẩm sinh, tạm thời (đang uống thuốc ức chế miễn dịch: gamma globulin, corticoid... trong vòng 3 tháng); bé có truyền máu trong vòng một năm; bé đã tiêm văcxin trong vòng 4 tuần thì cũng hoãn tiêm.
Số lượng mũi tiêm trong 1 lần
Trong tiêm phòng văcxin, 2 loại văcxin sống không nên tiêm gần quá 4 tuần (lao, sởi, thủy đậu...). Ngoài ra, không chống chỉ định tiêm các loại văcxin chung với nhau. Tuy nhiên, việc tiêm nhiều hơn 1 mũi văcxin ngoài việc tăng đau đớn cho bé, khi có tình trạng phản ứng xảy ra, rất khó theo dõi dị ứng là do văcxin nào.
Vì vậy, tốt nhất nên tiêm 1 văcxin/mỗi lần tiêm. Khi có những trường hợp đặc biệt (nhà xa, ghép tạng...) sẽ có thể chỉ định dùng từ 2 văcxin phù hợp trở lên.
Phản ứng sau tiêm
- Phản ứng toàn thân: sốt (thường trong 2 ngày), bé hơi quấy, lười ăn tạm thời; phản ứng tại chỗ (đau, hơi sưng đỏ tại chỗ tiêm).
- Phản ứng đặc hiệu riêng từng loại văcxin: BCG (vết loét tại chỗ tiêm sau 6-8 tuần, nổi hạch nách cùng bên tiêm), sởi (nổi vài dát hồng ban rải rác 1-3 ngày sau)...
>> Thời điểm các mũi tiêm phòng
Chuẩn bị trước tiêm phòng
Khi tiêm phòng, cần cho bé mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám. Không mặc quần áo quá bó chặt, ủ ấm quá nhiều. Không cho bé ăn (bú) quá no trước khi tiêm phòng. Tuy nhiên, cũng không để bé đói để tránh tình trạng bé bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng, chuẩn bị đủ hồ sơ sức khỏe của bé, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó. Thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng bệnh cấp của bé, nếu có.
Những trường hợp hoãn tiêm
Đến thời điểm cần tiêm phòng, nếu bé đang bệnh, đặc biệt là đang sốt thì hoãn tiêm.
Ngoài ra, với những bé đang có tình trạng dị ứng, có phản ứng ở lần tiêm phòng trước; bé có kích động, có vấn đề về não, thần kinh; những bé đang có suy giảm miễn dịch mắc phải (nhiễm HIV) hay bẩm sinh, tạm thời (đang uống thuốc ức chế miễn dịch: gamma globulin, corticoid... trong vòng 3 tháng); bé có truyền máu trong vòng một năm; bé đã tiêm văcxin trong vòng 4 tuần thì cũng hoãn tiêm.
Số lượng mũi tiêm trong 1 lần
Trong tiêm phòng văcxin, 2 loại văcxin sống không nên tiêm gần quá 4 tuần (lao, sởi, thủy đậu...). Ngoài ra, không chống chỉ định tiêm các loại văcxin chung với nhau. Tuy nhiên, việc tiêm nhiều hơn 1 mũi văcxin ngoài việc tăng đau đớn cho bé, khi có tình trạng phản ứng xảy ra, rất khó theo dõi dị ứng là do văcxin nào.
Vì vậy, tốt nhất nên tiêm 1 văcxin/mỗi lần tiêm. Khi có những trường hợp đặc biệt (nhà xa, ghép tạng...) sẽ có thể chỉ định dùng từ 2 văcxin phù hợp trở lên.
Phản ứng sau tiêm
- Phản ứng toàn thân: sốt (thường trong 2 ngày), bé hơi quấy, lười ăn tạm thời; phản ứng tại chỗ (đau, hơi sưng đỏ tại chỗ tiêm).
- Phản ứng đặc hiệu riêng từng loại văcxin: BCG (vết loét tại chỗ tiêm sau 6-8 tuần, nổi hạch nách cùng bên tiêm), sởi (nổi vài dát hồng ban rải rác 1-3 ngày sau)...
Tất cả văcxin đều phải tiêm đúng thời gian quy định của Bộ Y tế và nhà sản xuất. Tuy nhiên, trong trường hợp cần hoãn tiêm, sau đó tiêm lại thì không cần bắt đầu lại mà tiếp tục tiêm theo lịch tiếp theo.
Những điều cần biết sau khi tiêm
Ngay sau tiêm, nên ở lại và theo dõi tại cơ sở y tế tối thiểu 30 phút và báo cho nhân viên y tế ngay khi thấy bé có những dấu hiệu bất thường.
Săn sóc tại nhà sau tiêm: Chườm mát nơi tiêm (không chườm nóng), cho bé uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn; mặc đồ thoáng, uống hạ sốt khi cần; quay lại cơ sở y tế ngay khi bé có phản ứng bất thường.
Bác sĩ Hồng Hạnh
Sức Khỏe & Đời Sống
Tin liên quan
- Đánh con có thể bị phạt đến 5 triệu đồng (13:31:00 24/10/2011)
- Kim trong cuống phổi bé trai 18 tháng (11:32:00 24/10/2011)
- Bé 20 tháng nuốt phải bóng đèn trang trí (21:08:00 23/10/2011)
- Bé 2 tuổi bị lưỡi mài sắt đâm thấu ngực (11:19:00 21/10/2011)
- Cách bù nước cho bé bị tiêu chảy (08:51:00 21/10/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Những lưu ý khi tiêm phòng cho bé
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo