- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Tắc lệ đạo bẩm sinh
Tắc lệ đạo bệnh lý thường gặp ở bé sơ sinh (nhất là bé thiếu tháng). Khi bị tắc lệ đạo, nước mắt sẽ bị ứ đọng và gây chảy nước mắt nhiều, đôi khi kèm theo mủ và nhầy. Nếu để lâu không điều trị sẽ gây đau nhức, viêm nhiễm tái đi tái lại rất nguy hiểm.
Nguyên nhân tắc và biểu hiện
Không có điểm lệ: Bé sẽ luôn bị chảy nước mắt và viêm kết mạc kéo dài.
Lệ đạo là hệ thống đường dẫn nước mắt đi từ vùng hố lệ đến khe mũi dưới. Nước mắt vào lệ đạo qua điểm lệ, chảy trong lệ quản (túi lệ, ống lệ mũi và chảy vào vùng mũi họng) qua khe mũi dưới.
Rò túi lệ bẩm sinh: Vùng da gần góc trong của mắt có lỗ rò nhỏ gây chảy nước mắt qua lỗ rò này.
Tắc ống lệ mũi bẩm sinh: Đây là trường hợp thường gặp nhất xảy ra ở khoảng 5% bé sơ sinh (12-20 ngày tuổi). Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc hai bên mắt, thỉnh thoảng gây ra triệu chứng chảy nước mắt sống, nếu bị thường xuyên và kéo dài có thể tạo ra mủ nhầy, viêm kết mạc mắt, sưng túi lệ.
Nguyên nhân của tắc ống lệ mũi bẩm sinh còn do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh nên ở đầu dưới của ống lệ mũi còn lại màng tắc, trong một số trường hợp khác thì lại do biến dạng ống xương của ống lệ mũi.
Khi tắc lệ đạo, vùng góc trong mắt có thể nề nhẹ, căng hơn. Nếu quá trình tắc kéo dài (đặc biệt là tắc ở ống lệ mũi), nếu không được điều trị có thể gây ra viêm túi lệ mạn tính. Nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ có thể gây ra nhiễm trùng tại đường lệ, túi lệ bị viêm, có nhầy mủ. Ấn vào vùng này có nhầy mủ trào ra ở khóe mắt, gây áp-xe tại túi lệ, thậm chí gây dò, thoát mủ ra ngoài da, đau nhức nhiều, vùng góc trong mắt sưng nề, tấy đỏ.
Điều trị theo nguyên nhân và độ tuổi
Nếu nguyên nhân do không có điểm lệ do màng ngăn ở điểm lệ thì có thể rạch làm thông lệ đạo.
Nếu nguyên nhân do rò túi lệ thì điều trị bằng cách phẫu thuật đóng lỗ dò.
Nếu nguyên nhân do tắc ống lệ mũi bẩm sinh thì tùy theo độ tuổi các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.
Đối với bé dưới 3 tháng tuổi, việc điều trị chủ yếu là massage túi lệ, lau mí với nước muối sinh lý, nếu như có nhầy mủ thì dùng thêm kháng sinh nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với bé 3-12 tháng, điều trị bằng cách bơm rửa lệ đạo, kết hợp kháng sinh tại chỗ và thông lệ đạo. Tuy nhiên, việc thông lệ đạo chỉ được thực hiện sau khi bơm rửa day nắn vùng túi lệ và sử dụng kháng sinh không hiệu quả.
Đối với bé trên 1 tuổi, phương pháp bơm thông lệ đạo thường không hiệu quả nên cần cho bé đi khám để đánh giá việc phẫu thuật nối thông túi lệ mũi.
Đối với bé sơ sinh khi phát hiện thấy bé bị chảy nước mắt (hoặc thường thấy đọng nước ở khe mi), cha mẹ nên đưa bé đi khám ngay để các bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân chảy nước mắt (loại trừ các nguyên nhân khác như glôcôm bẩm sinh, viêm trong mắt) và có biện pháp điều trị phù hợp.
Bác sĩ Thu Lan
Sức Khỏe & Đời Sống
- Biến chứng vì hóc chôm chôm (08:55:00 01/09/2011)
- 'Vật vã' cho con ăn sáng (11:32:00 31/08/2011)
- Tác hại từ thói quen mút tay (15:07:00 28/08/2011)
- Bé gái 2 ngày tuổi bị chấn thương sọ não (09:11:00 26/08/2011)
- Đau bụng, nôn ra dịch xanh vì xoắn ruột (11:48:00 24/08/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |