- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Tác hại từ thói quen mút tay
Mút tay chưa rửa sạch sẽ khiến cho bé bị các bệnh lây truyền qua đường miệng như bệnh tay chân miệng và các bệnh đường tiêu hoá...
>> Hiểu về thói quen mút tay
Bé ngậm ngón tay quá sâu khiến bé dễ bị nôn trớ, nhất là sau ăn uống. Ở những bé có động tác mút mạnh liên tục (thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi đẩy) có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay, răng và hàm. Da ngón tay bị nứt đi nứt lại, lở loét sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da, gây viêm da mủ.
Mút tay nhiều, lâu ngày còn gây biến dạng xương ngón tay, tạo nên hình dạng ngón tay bất thường. Thậm chí biến dạng răng và hàm; miệng bé trở nên vẩu (do răng và hàm bị đẩy ra ngoài) hay móm (do một hàm bị đưa vào trong); lệch khớp cắn; rối loạn phát âm. Sau này cần phải đến nha khoa để điều trị.
Về tâm lý, mút ngón tay thường được xem là biểu hiện của xấu hổ, thiếu tự tin và dễ là cái cớ khiến bạn bè trêu ghẹo, gây mặc cảm cho bé khi đến trường.
Để bé từ bỏ thói quen xấu
Trong giai đoạn sơ sinh, mút tay là một trong những biểu hiện của việc bé đói và có nhu cầu được bú sữa. Điều đó làm bé thấy dễ chịu và có cảm giác bình yên. Khi lớn hơn thói quen mút tay trong mọi tình huống như mệt mỏi (sợ hãi, buồn chán, buồn ngủ, hay lo lắng, căng thẳng…). Lắm lúc, bé phải mút tay để đi vào giấc ngủ và mỗi khi trở mình lúc nửa đêm. Theo thống kê chưa đầy đủ 90% số bé sơ sinh khi đói sẽ mút tay và dần dần sẽ hình thành thói quen này ngay cả khi bé không đói thậm chí đã thôi bú sữa.
Với bé còn bú nên cho bú mẹ đầy đủ.
Theo các nghiên cứu cho thấy đa số bé có thể an toàn khi mút ngón tay. Thông thường, các bé chỉ ngậm mút ngón tay một cách nhẹ nhàng trong khoảng thời gian ngắn nên không gây tổn thương đáng kể trên cơ thể
Nếu bé thỉnh thoảng mới mút tay, bố mẹ chỉ cần làm phân tâm bé, lôi cuốn sự chú ý vào những trò chơi khác, giúp bé dễ chịu vào những thời điểm sắp mút tay.
Chịu khó tìm cách động viên, khích lệ bé những lúc không mút tay cũng mang lại hiệu quả giảm dần rồi tự hết.
Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số biện pháp như băng kín (hay mang găng che tay bé…) nhằm làm giảm hứng thú mút tay cũng có hiệu quả nhất định.
Với bé lớn, cần được giải thích lồng ghép trong tác hại của những thói quen kém vệ sinh, nhắc nhở bé thường xuyên rửa tay sạch, cắt móng tay, vệ sinh da để tránh lây bệnh.
Nếu những cố gắng trên của bạn không giúp đuợc bé, hãy đưa bé đến khám tại các khoa nhi chuyên về tâm lý trẻ em.
Bác sĩ Yến Thủy
Sức Khỏe & Đời Sống
- Bé gái 2 ngày tuổi bị chấn thương sọ não (09:11:00 26/08/2011)
- Đau bụng, nôn ra dịch xanh vì xoắn ruột (11:48:00 24/08/2011)
- Viêm tai giữa dễ gây thủng màng nhĩ (08:50:00 23/08/2011)
- Bé 2 tuổi suýt chết vì ăn bả của bọn trộm chó (13:36:00 21/08/2011)
- Phòng viêm phổi ở bé mới sinh (08:20:00 19/08/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |