- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Củ dền dễ gây ngộ độc cho bé
Nhiều mẹ hay dùng nước củ dền cho bé uống vì nghĩ rằng nước củ dền bổ máu. Ðiều này hết sức nguy hiểm (nhất là với bé dưới 4-5 tháng tuổi) vì có thể gây ngộ độc. Trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.
>> Nhầm tưởng củ dền, carrot bổ máu
Uống nước củ dền, đi cấp cứu
Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM) mới đây tiếp nhận một bệnh nhi có dấu hiệu ngưng thở do suy hô hấp, toàn thân tím đen. Phải mất hơn hai ngày cấp cứu tích cực, các bác sĩ mới may mắn cứu được bệnh nhi. Nguyên nhân được xác định là do thành phần có trong củ dền gây thiếu ôxy máu. Mẹ bé cho biết, nghe mọi người đồn củ dền có màu đỏ ăn vào sẽ bổ máu nên khi thấy con xanh xao, chị mua loại củ này nấu loãng thành nước rồi lấy nước pha sữa cho con.
Cùng suy nghĩ ăn nhiều củ dền sẽ “hồi máu”, sau khi con bị đứt tay mất nhiều máu, chị Uyên (ở Long An) cũng buộc cậu con trai 1 tuổi ăn nhiều củ dền luộc và uống nước củ dền. Hậu quả sau 4 ngày liền ăn đủ các món ăn chế biến từ củ dền, bé Hải (con chị) phải vào Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng tím tái, loạn nhịp tim. Theo chẩn đoán của các bác sĩ nguyên nhân là do bé bị ngộ độc củ dền.
Tuyệt đối không cho bé dưới 6 tháng tuổi ăn, uống nước củ dền vì dễ ngộ độc.
Lý do củ dền gây ngộ độc
Củ dền là loại rau củ chứa rất nhiều nitrat, nitrit. Bên cạnh đó, bé dưới 6 tháng tuổi có một số đặc điểm sinh lý khác với bé lớn hơn và người lớn (trong đó sự chuyển hóa các chất, đặc biệt là chất độc) chưa hoàn chỉnh.
Nếu cho bé dưới 6 tháng tuổi bú sữa với nước pha củ dền bé sẽ uống phải một lượng lớn nitrat, nitrit. Riêng nitrat cũng sẽ bị các vi khuẩn ở đường tiêu hóa chuyển hóa thành nitrit, cộng với nitrit có sẵn phân tán khắp trong máu của bé.
Nitrit có tác dụng ôxy hóa hemoglobin chứa trong hồng cầu (hemoglobin hay huyết sắc tố là chất làm cho hồng cầu có màu đỏ), biến hemoglobin thành methemoglobin. Do methemoglobin không thể làm nhiệm vụ cố định và chuyên chở ôxy hay thán khí giống như hemoglobin, nên bé bị ngộ độc nitrit mặc dù vẫn có đủ không khí để hít thở bình thường nhưng sẽ khó thở, tím tái, suy hô hấp.
Với bé lớn hơn và người lớn, cơ thể có khả năng chuyển hóa, giải độc tốt hơn, sẽ khử methemoglobin biến trở lại thành hemoglobin, trong khi bé dưới 6 tháng tuổi thì sự giải độc này rất chậm và khó khăn hơn nhiều.
* Tên nhân vật đã đổi.
Theo Hoài Hương
Sức Khỏe & Đời Sống
- Bé suy kiệt không rõ nguyên nhân (16:32:00 17/07/2011)
- Phòng tránh sặc bột (13:57:00 15/07/2011)
- 6-7 tuổi đã sợ béo (08:56:00 14/07/2011)
- Móc sắt xuyên từ hậu môn tới âm hộ bé gái (09:45:00 13/07/2011)
- 9 bước tra thuốc nhỏ mắt (08:11:00 12/07/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |