- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Học hết lớp 1 vẫn chưa nói sõi
Học hết lớp 1 nhưng khả năng ngôn ngữ của bé Bin không khác gì bé 3-4 tuổi. Bé vẫn không thể nói được thành câu hoàn chỉnh, có nói thì cũng lộn xộn, 'mẹ ăn cơm' lại thành 'cơm ăn mẹ'...
Hồi mới đầu vào lớp 1 thấy điểm đọc, chính tả của con cứ lẹt đẹt 5-6, chị Linh, mẹ cu Bin (Giảng Võ, Hà Nội) chỉ nghĩ đơn giản có thể con học chậm hơn các bạn. Chỉ đến khi đi họp phụ huynh tổng kết năm, chị mới vỡ lẽ con không thể đọc, viết lưu loát được, chị mới vội vàng đưa đi khám.
"Bác sĩ cho biết cháu bị rối loạn ngôn ngữ. Bé có thể nói nhưng lộn xộn, xếp câu cũng đảo lộn, nói ngược. Cứ tưởng học lớp một đơn giản, đứa bé nào rồi cũng biết đọc, biết viết hết nên mình mới không lo, không ngờ đến khi biết chuyện bắt đầu lo mới thấy tội con thế nào" - chị Linh buồn bã nói.
Ảnh minh họa. |
Nhà tâm lý Đặng Thị Thanh Tùng (Phòng khám tâm lý Tuna, Hà Nội), cho biết, những trường hợp như con chị Linh không phải là hiếm gặp tại phòng khám. Nhiều cha mẹ khi con học hết lớp một đầu lớp hai thấy con không theo được các bài tập đọc, chính tả mới đưa con đi khám.
"Ở lứa tuổi này, bé không còn được gọi là chậm nói nữa mà rối loạn đặc hiệu về ngôn ngữ và học tập. Phần lớn bé có tiền sử chậm nói nhưng nhẹ đến khi đi học mới có biểu hiện rõ ràng. Có trường hợp thì do cha mẹ chủ quan, lên 3 tuổi con mới biết nói nhưng sau đó nói rào rào nên yên tâm tâm, nghĩ con bình thường" - nhà tâm lý Thanh Tùng nói.
Cũng theo chị, rối loạn này ở bé rất phong phú, với nhiều mức độ nặng, nhẹ và biểu hiện khác nhau. Có bé học hết lớp một thậm chí không biết một chữ cái nào, không đọc hay ghép từ được hoặc chỉ nói được câu ngắn, nói ngọng. Bé cũng có thể đọc sót chữ cái, "phán-phá, đắng-đắn", sót từ, thay thế chữ cái "con-chon", đọc lạc hay chệch từ con kiến - con cớn, thêm từ, thêm chữ cái "cái ca - cái can" hoặc đảo lộn chữ cái "cá - ác"...
Có bé biết đọc vèo vèo nhưng khi hỏi lại thì không biết trả lời như thế nào. Hay như trường hợp của cu Bin ở trên, bé có thể nói nhưng lộn xộn, xếp câu cũng lộn xộn, đảo lộn, nói ngược hoặc chỉ nói được câu ngắn. Khi yêu cầu viết một câu văn dài, một đoạn văn liền mạch, đoạn miêu tả thì bé không viết được, không nối được câu.
Một số bé không biết khái niệm về không gian, thời gian, kém trong việc nhớ trật tự thời gian. Hỏi ngày hôm nay làm những gì bé có thể kể được. Nhưng đến khi hỏi chuyện của ngày hôm qua thì không nói được, không chắp ghép được các sự kiện.
Tiến sĩ - Bác sĩ Lã Thị Bưởi cho biết, đối với phần lớn bé, học giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ (học nói) là một kỹ năng được hình thành một cách tự nhiên ngay từ khi mới sinh. Sự giúp đỡ của người chăm sóc có tác dụng củng cố, thúc đẩy nhanh tiến độ của sự thuần thục. Không yêu cầu một sự hướng dẫn đặc biệt nào ngoài việc bé được sống trong môi trường giàu ngôn ngữ.
Tuy nhiên, một số bé có rối loạn về ngôn ngữ ngay trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Trước tuổi đi học, bé gặp khó khăn trong việc hiểu hoặc diễn đạt bằng ngôn ngữ. Khi bắt đầu đến trường, bé gặp khó khăn đặc biệt về học đọc, học viết hay học toán...
Nguyên nhân gây rối loạn này đến nay vẫn chưa được biết rõ. Có người cho rằng có thể liên quan đến quá trình trưởng thành sinh học, yếu tố gene, di truyền, bé xem tivi quá nhiều, ít giao tiếp bằng ngôn ngữ... Có trường hợp lại do cha mẹ nựng con quá đà, hay nói nựng như "Xời ơi, xương ơi là xương", "cục cưn"... kết quả là bé cũng học theo cách phát âm này, tiến sĩ Bưởi cho biết.
Các chuyên gia khuyến cáo, rối loạn ngôn ngữ rất phổ biến ở cộng đồng. Dù phần lớn bé cải thiện được khả năng giao tiếp khi lớn lên, nhưng rối loạn này vẫn tồn tại lâu dài với một số bé. Vì thế, khi nghi ngờ bé chậm phát triển ngôn ngữ, cha mẹ hãy tìm đến sự giúp đỡ của nhà nhà trị liệu ngôn ngữ, nhà tâm lý... để có sự chẩn đoán chính xác hơn. Việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời, liên tục sẽ giúp bé phục hồi. Ngoài ra, cha mẹ cần tập nói cho bé mọi lúc, mọi nơi. Khi nói cần chú ý dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều phải nói chuẩn, chính xác.
Theo Nam Phương
VnExpress
- Bé 3 tuổi rách thực quản vì hóc đầu tôm (08:04:00 06/07/2011)
- Đồ ăn cần kiêng khi bé bị ho (08:40:00 05/07/2011)
- Con mắc hội chứng Asperger lại cứ ngỡ 'thiên tài' (13:01:00 03/07/2011)
- Nhận biết viêm màng não mủ (08:08:00 01/07/2011)
- Phòng tai nạn mắt cho bé (10:24:00 30/06/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |