Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Lắc mạnh làm tổn thương não của bé

07:47:50 09/05/2011

Cơ vùng cổ của bé còn yếu nên không đủ sức giữ cho đầu ở vị trí ổn định. Do đó, khi bị lắc mạnh, não của bé bị dịch chuyển qua lại với cường độ cao trong hộp sọ, dẫn đến tổn thương não và các cấu trúc thần kinh khác.

Lứa tuổi thường bị tổn thương não theo cơ chế này là những bé sơ sinh hay nhũ nhi, trung bình từ 3 đến 8 tháng; đôi khi, xảy ra ở bé lớn hơn đến 4 tuổi.

Các thương tổn tùy theo mức độ nặng của hành động như: đứt mạch máu não và các sợi thần kinh, xé rách mô não, dập não và xuất huyết não. Bé có thể tử vong do tổn thương não nặng hay tiến triển lan tỏa. Nếu bé sống được thì di chứng thần kinh rất nặng nề: có thể bị mù; bị điếc; co giật, động kinh; chậm phát triển tâm thần vận động; yếu liệt; kém thông minh; khó khăn trong việc học tập và sử dụng ngôn ngữ; mất khả năng tập trung và ghi nhớ.

Biểu hiện của bé khi mới tổn thương

- Ngủ gà; Tăng kích thích; Nôn ói; Bú và nuốt kém; Biếng ăn; Mất khả năng cười và phát âm; Cứng đờ; Co giật; Khó thở; Rối loạn ý thức; Đồng tử không đều.

- Mất khả năng nâng đầu; Mất khả năng nhìn tập trung hay vận động mắt.

Những trường hợp nhẹ, ban đầu có thể không có biểu hiện nhưng thương tổn vẫn tiếp tục phát triển, đôi khi biểu hiện di chứng khi bé ở tuổi đến trường. Khi đó, khó có thể nhận biết những biểu hiện bất thường đó của bé là do não bé đã tổn thương trước đó vì bị lắc mạnh.

Điều trị và phòng ngừa

Những tổn thương này thường để lại di chứng nặng nề nên việc điều trị vô cùng khó khăn và hiệu quả thấp, chủ yếu là phục hồi chức năng vận động và một chế độ giáo dục đặc biệt cho bé.

Những hậu quả nặng nề này hoàn toàn có thể phòng ngừa được, chủ yếu là do sự nhận thức của cha mẹ và người chăm sóc bé về nguy cơ thương tổn não khi bé bị lắc quá mạnh.

Chúng ta thường cảm thấy căng thẳng và bực bội khi bé khóc, dễ dẫn đến hành động bạo lực như dằn mạnh bé hay cầm vai bé lắc mạnh. Những cách sau đây có thể làm bé nín khóc nhanh và giúp các bậc phụ huynh giảm bớt sự khó chịu:

- Đong đưa nhẹ nhàng bé trên tay hoặc trong nôi; Quấn khăn hoặc mền cho bé có cảm giác an toàn và ấm áp; Tạo ra những tiếng động lạ để gây cho bé sự chú ý.

- Cho bé những đồ chơi có âm thanh; Hát, ru hay nói chuyện với bé; Cho bé bú mẹ hoặc sữa bình; Đặt bé nằm áp sát vào người mẹ và thở chậm rãi, nhẹ nhàng.

Nếu bé vẫn còn khóc nhiều, chúng ta nên xem xét: bé có đói, tã có ẩm ướt không, có dấu hiệu bệnh như: sốt, khó nuốt, ăn không tiêu, đau bụng không…

Nếu có biểu hiện bất thường, nên đưa bé đến bác sĩ thăm khám.

Cha mẹ nên biết cách điều khiển cảm xúc, tránh những căng thẳng khi chăm sóc bé và cảnh báo với những người tham gia chăm sóc bé sự nguy hiểm cho bé khi bị lắc mạnh.

Theo BS. Võ Ngọc Thủy Tiên (Sức Khỏe & Đời Sống)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo