Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Phòng bệnh vùng kín ở bé gái

07:59:50 07/04/2011

Thói quen hay ngồi xổm, thường xuyên thủ dâm hoặc có giun kim, bị kiết lỵ... có thể gây viêm nhiễm vùng kín ở bé gái mà ít bà mẹ biết.

Do buồng trứng chưa hoạt động, nên đặc điểm cơ quan sinh dục ở bé gái trước tuổi dậy thì khác với phụ nữ tuổi sinh sản. Cụ thể, vùng kín của bé dễ bị kích ứng môi lớn, môi nhỏ chưa phát triển, màng trinh và biểu mô âm đạo mỏng... Ngoài ra, âm đạo có pH trung tính và thiếu các kháng thể bảo vệ là yếu tố thuận lợi cho vi trùng phát triển. Những yếu tố trên kết hợp với vệ sinh kém dễ gây nên viêm âm hộ, âm đạo ở bé gái.

Vì những lý do trên, âm hộ và âm đạo của bé gái thường bị viêm do các vi trùng đường ruột, thậm chí vi trùng đường hô hấp và cả ký sinh trùng như giun kim. Ngoài ra cũng phải kể đến các dị vật do bé đút vào âm đạo, các loại hóa chất và các bệnh da liễu khác.

Để phòng tránh các bệnh này cho bé (bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y khoa Thái Hà, Hà Nội) cho biết cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

Các biểu hiện khi bé gái bị viêm nhiễm vùng kín

Biểu hiện phổ biến nhất của viêm âm đạo là hiện tượng tiết dịch, ngoài ra, có thể kèm theo ngứa, rối loạn bài niệu: đái dắt, buốt hoặc đái dầm (ở bé lớn).

Viêm âm đạo và âm hộ không đặc hiệu: thường gặp ở những bé gái không được vệ sinh đúng cách. Dịch tiết thường thấy ở đáy quần đặc trưng bởi màu xanh lá cây hoặc màu nâu, đi kèm với một mùi khó chịu và dịch âm đạo có pH 4,7-6,5. Đây là loại viêm âm đạo chủ yếu do vi khuẩn đường ruột (phân). Quần áo, hóa chất, mỹ phẩm, xà phòng hoặc chất tẩy rửa dùng để tắm hoặc rửa cũng có thể gây kích ứng.

Viêm âm hộ và âm đạo không đặc hiệu trong một số trường hợp có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng mãn tính, tạo tâm lý lo lắng cho bé và cả cha mẹ.

Các nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng kín ở bé

Viêm âm đạo do thiếu nội tiết:
Bình thường, sau khi ra đời, các bé gái sẽ nhận được một lượng estrogen từ máu mẹ truyền sang. Lượng nội tiết tố này giúp âm đạo của bé tạo được môi trường pH trung tính. Tuy nhiên, một số bé nhận được lượng estrogen rất ít, khiến âm đạo khô, dễ bị kích ứng, gây ngứa.

Viêm âm đạo do virus nhóm Poxvirus: Da vùng âm đạo có thể bị nhiễm trùng do một loại virus tên là Poxvirus, thường xảy ra ở bé khoảng 5 tuổi, hoặc nhóm 15 đến 29 tuổi khi bị suy giảm miễn dịch. Âm đạo có thể bị viêm do lây qua tiếp xúc từ nơi khác trên cơ thể mắc bệnh hoặc qua đường tình dục. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 2-7 tuần.

 

Viêm âm hộ do rối loạn sắc tố: Là một bệnh mãn tính teo da, biểu hiện đặc trưng là có sự mất màu hoặc da đổi sang màu hồng, màu ngà voi tại một điểm ở vùng kín. Với hầu hết bé, bệnh thường khởi phát trước 7 tuổi. Khi có kinh, bệnh có thể được cải thiện, mặc dù thường là quá trình bệnh vẫn tiếp tục. Bé mắc bệnh này có thể bị teo mất môi lớn và thu hẹp âm vật cũng như thu hẹp lối vào tiền sảnh của âm đạo. Nguyên nhân của bệnh có thể liên quan với rối loạn tự miễn. Điều trị bổ sung vitamin A kèm theo estrogen

Viêm âm hộ vùng da tiết bã: Căn bệnh này có liên quan với sự có mặt của ban hồng, khu trú từng điểm, có thể nằm trong tam giác mu. Xung quanh âm hộ có thể có vết nứt, nhiễm trùng thứ cấp. Nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn hay nấm tương đối phổ biến và gây đau, ngứa.

Viêm âm hộ do viêm da dị ứng: Triệu chứng là ngứa dai dẳng, ban đỏ, sẩn cục, nốt phỏng. Trên bề mặt của âm hộ có thể xuất hiện các điểm tróc. Nó cũng có thể xảy ra nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn hoặc nấm.

Viêm âm hộ do bệnh vẩy nến: Bệnh này thường đi kèm với những thay đổi ở các bộ phận khác của cơ thể. Người ta có thể quan sát thấy tổn thương dày, dính, màu bạc xung quanh tam giác mu.

Viêm âm đạo do giun kim: Giun kim là một loại ký sinh trùng đường ruột, có thể mang vi khuẩn vào đáy chậu và gây ra viêm nhiễm thứ phát của âm hộ và âm đạo. Viêm âm hộ và âm đạo phát triển trong khoảng 20% các em gái có có giun kim. Bệnh nhân thường bị ngứa trong khu vực hậu môn.

Viêm âm đạo do chứng bệnh kiết lỵ: Kiết lỵ gây xuất huyết đường tiêu hóa và cũng có lúc gây ra máu ở đường âm đạo.

Dính môi nhỏ: Dính môi nhỏ gặp ở các bé gái từ khoảng dưới 6 tuổi, do thiếu estrogen trong giai đoạn trước tuổi dậy thì, thường biểu hiện ở dạng viêm vùng da môi nhỏ. Nhiễm trùng đường tiểu xảy ra ở khoảng 20-40% bệnh nhân dính môi nhỏ và cần điều trị. Ở tuổi dậy thì, độ pH thay đổi, do đó làm mất xu hướng dính các môi nhỏ.

Các dị vật âm đạo: Dị vật âm đạo gây chảy máu âm đạo ở bé gái. Hội chứng tiết dịch âm đạo và chảy máu âm đạo có thể chỉ ra sự hiện diện của một dị vật. Việc chẩn đoán có thể cần đến X-quang hoặc siêu âm bụng. Các dị vật phổ biến nhất trong âm đạo là giấy vệ sinh.

Bé gái ngứa vùng kín vì thiếu nội tiết

Từ năm lên 4, bé Su đã luôn thấy khó chịu ở vùng kín và thường xuyên đưa tay gãi. Sau khi khám chữa nhiều nơi suốt 3 năm, cuối cùng mẹ em cũng biết lý do lạ khiến con bị bệnh.

Mẹ bé Su (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, mấy năm nay, chị luôn lo lắng và không yên tâm làm việc chỉ vì bệnh lạ của con. Khi Su 4 tuổi, thấy cháu hay cho tay vào quần gãi, chị nhắc nhở rồi kiểm tra nhưng không thấy dấu hiệu lạ nào. Thế nhưng, hiện tượng này kéo dài đến mấy tháng nên chị đưa cháu đi khám ở viện nhi. Các bác sĩ không phát hiện ra cháu bị bệnh gì, chỉ hướng dẫn chị vệ sinh sạch sẽ cho con.
 
Thế nhưng, dù đã giữ vệ sinh rất tốt, con chị vẫn luôn khó chịu vì ngứa ngáy. Thế là suốt từ đó đến nay, Su được đưa đến nhiều bệnh viện, phòng khám, cả về nhi khoa lẫn da liễu, phụ khoa... và dùng nhiều loại thuốc, mà vẫn ngứa.

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y khoa Thái Hà phố Thái Hà, Hà Nội) cho biết, mấy tháng trước, khi khám cho cháu bé 7 tuổi này, bà cũng thấy hơi lạ. Vùng kín của em không bị sưng, đau hay có dị tật, các xét nghiệm cho thấy cháu cũng không hề bị viêm nhiễm. Khả năng bé thủ dâm nên thích mó máy cũng bị loại trừ sau một thời gian theo dõi... Cuối cùng, bác sĩ nghĩ đến khả năng bé bị viêm âm đạo do thiếu nội tiết - một bệnh hay gặp ở phụ nữ mãn kinh nhưng rất hiếm thấy ở bé.

Theo bác sĩ, bình thường, sau khi sinh, các bé gái được nhận một lượng nội tiết estrogen trong máu mẹ truyền sang. Tuy nhiên ở một số bé, lượng nội tiết này quá ít, khiến bé bị khô âm đạo, gây ngứa. Để khắc phục hiện tượng này, các bé gái sẽ được cho sử dụng thuốc nội tiết, cho tới khi buồng trứng của bé hoạt động và tự sản xuất được estrogen (giai đoạn bé dậy thì).

Bác sĩ cho biết, sau một thời gian được sử dụng thuốc nội tiết với liều lượng phù hợp, hiện tại bé Su đã khỏi ngứa vùng kín. Dù vậy, em sẽ phải tiếp tục dùng thuốc cho tới khi bắt đầu có kinh nguyệt. 

Theo VnExpress

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo