- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Lạm dụng sirô giúp bé ăn ngon, ngủ nhiều
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM, hằng tháng có hơn 3.000 bé đến khám và tư vấn dinh dưỡng, trong đó có đến 70% bé đến khám do biếng ăn. Trong số này, rất nhiều bậc cha mẹ đã từng tự cho con dùng các loại thuốc kích thích để con ngủ ngon, ăn nhiều mà không qua lời khuyên của bác sĩ.
Lạm dụng thuốc kích thích
Chị Trương Thanh Thảo (ngụ ở đường Cô Giang, quận Phú nhuận, TP HCM) chia sẻ: “Lâu nay tôi hay cho cháu uống thuốc dạng sirô giúp ăn ngon, ngủ nhiều mà không hề hỏi ý kiến bác sĩ”. Tương tự, chị Nguyễn Thị Ánh Mai (phường 2, quận Phú Nhuận) cũng cho biết: “Lên mạng, thấy các bà mẹ hay rỉ tai dùng sirô, nên tôi cũng mua cho con tôi dùng”. Theo chị Ánh Mai, thuốc sirô rất dễ mua, cứ đến hiệu thuốc hỏi mua thuốc cho bé ngủ ngon là họ bán ngay.
Khảo sát tại khu chợ dược Tô Hiến Thành (quận 10, TP HCM), các trình dược viên tại đây cho hay, hằng ngày các loại thuốc sirô như Phénergan, Théralène bán rất chạy, hầu hết các bà mẹ đến mua đều không quan tâm đến việc có nên cho con mình sử dụng loại thuốc này không, bỏ ngoài tai những lời khuyến cáo.
Theo tiến sĩ dược học Nguyễn Hữu Đức (Giảng viên chính bộ môn dược Đại học Y Dược TP HCM), việc dùng các thuốc dạng sirô hoặc viên nghiền nhỏ pha với thức ăn, nước uống giúp bé ngủ ngon khá phổ biến. Các loại thuốc này được bày bán mà không kê toa. Nhiều bà mẹ thấy con chán ăn, ít ngủ là tìm mua sirô Phénergan hoặc các loại thuốc liên quan như Promethazin; Alimemazin; Chlopheniramin về pha với nước hoặc sữa, cho bé uống. Vị ngọt của sirô làm bé thích thú, uống một cách dễ dàng và nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ để mẹ an tâm làm việc. Nhiều cơ sở nuôi dạy bé cũng lạm dụng các loại thuốc trên để tiện lợi cho công việc của họ.
Bỏ qua hướng dẫn
Việc mua và bán thuốc dễ dàng đã kéo một bộ phận không nhỏ các bà mẹ cho con uống thuốc bổ sung như một phản ứng dây chuyền. “Thậm chí có nhiều trường hợp, khi không có người lớn bên cạnh, các bé thường cầm nguyên chai thuốc ngon, ngọt uống hết một mạch, vượt quá những điều trong chỉ dẫn” - tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức cho biết.
Trong khi đó, việc lạm dụng và tự ý dùng các loại thuốc kích thích sẽ rất nguy hiểm cho bé, nhất là các bé dưới hai tuổi. Bởi các loại này ngoài tác dụng gây buồn ngủ còn đi kèm tác dụng phụ như khô miệng, táo bón, khô mắt. Nếu dùng nhiều lần, kéo dài, bé sẽ bị mỏi mệt, não luôn trong trạng thái ức chế, không phát triển tốt cho trí tuệ. Nguy hiểm hơn, nếu bé dung nạp thuốc kháng histamin thường xuyên, có thể bị kích thích vật vã.
Năm 2010, Tổ chức Y tế thế giới đã có khuyến cáo không nên dùng các loại thuốc gây ngủ, đặc biệt là loại Promethazin, cho bé dưới hai tuổi. Vì vậy, việc sử dụng sirô hoặc các loại thuốc viên giúp bé ngủ ngon cần có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. “Không nên tự ý và tùy tiện dùng các loại thuốc gây ngủ, như vậy sẽ rất nguy hiểm cho bé” - tiến sĩ Đức khuyến cáo.
Theo Đất Việt
- Các bệnh về da thường gặp ở bé (08:42:00 05/04/2011)
- 2011: Bé được tiêm thêm văcxin DPT mũi 4 (15:48:00 03/04/2011)
- TPHCM: Bệnh tay chân miệng gây nhiều biến chứng (11:17:00 01/04/2011)
- An toàn cho bé trong dinh dưỡng (10:06:00 31/03/2011)
- Chăm sóc bé bị tim bẩm sinh (09:44:00 30/03/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |