- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Mẹo để bé chịu uống thuốc
Một số ít bé uống thuốc một cách dễ dàng, nhưng phần lớn còn lại thì luôn từ chối, thậm chí phản kháng. Bé còn nhỏ thì phun hết thuốc ra, bé lớn thì hét lên rằng ghét thuốc.
Tại sao bé chống đối uống thuốc? Có lẽ bởi vì mùi vị thuốc chẳng ngon lành, kể cả những loại thuốc có vị trái cây. Ngoài ra, bé khi bị bệnh đều ở trong tình trạng nhạy cảm về thể chất lẫn tinh thần, khiến bé phản kháng lại.
Để tránh “trận chiến” mệt mỏi xảy ra khá thường xuyên, cha mẹ cần dịu dàng công nhận cảm giác của con mình, điềm tĩnh nhưng cương quyết khi thuyết phục con uống thuốc. Dưới đây là một số kinh nghiệm có thể áp dụng:
- Giải thích thuốc sẽ giúp bé khoẻ lên. Bé còn nhỏ thường không hiểu cơ chế hoạt động của thuốc. Bạn có thể giải thích một cách giản dị. “Những con virus từ bên ngoài xâm nhập cơ thể làm con bị bệnh. Trong cơ thể con có những con kháng thể chiến đấu với virus. Kháng thể cần thức ăn để sống và chiến đấu bảo vệ cơ thể. Thuốc chính là thức ăn cho kháng thể. Và sẽ làm những con virus kia yếu đi”.
- Làm cho thuốc có vị dễ chịu hơn nếu bác sĩ chấp thuận. Đôi khi thuốc nước ướp lạnh có vị dễ chịu hơn. Và nếu bác sĩ cho phép, bạn có thể pha nước với chút nước trái cây hoặc xirô. Tuy nhiên, nhớ là phải có ý kiến của bác sĩ.
- Cho bé uống thuốc vào những thời điểm và địa điểm nhất định. Nó sẽ giúp bé thiết lập một thói quen cho việc uống thuốc. Để giữ đúng lịch, dán một bảng ghi chú trên tủ lạnh hay cửa phòng bé. Và sau mỗi liều thuốc thì cho bé đánh dấu vào đó.
- Cung cấp một số lựa chọn nếu có thể. Cho bé hai chọn lựa, ví dụ: “Con muốn uống trước hay sau khi thay quần áo?” hoặc “Con muốn uống nước táo, nước cam hay nước nho sau khi uống thuốc?'.
- Không cưỡng ép. Nếu bạn bắt đầu giữ chặt tay, đè con xuống để cho nó uống thuốc chỉ một lần thì có thể bạn sẽ phải lặp đi lặp lại hành động đó rất lâu sau nữa. Nếu việc đó diễn ra thường xuyên, bạn cần trao đổi hoặc tham vấn bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.
- Giải thích về những hệ quả. Nếu con từ chối uống thuốc, bạn có thể giải thích với bé rằng lựa chọn của bé sẽ dẫn đến những hệ quả. “Nếu con không chịu uống thuốc, con sẽ tiếp tục sốt và phải nằm yên trên giường, không được ra sân chơi với các bạn”.
- Nếu bé vẫn tiếp tục chống lại, hãy để con thư giãn một lát. Trước khi bạn cấm bé hưởng một quyền lợi nào đó, cố gắng dành cho con một khoảng ngắn “đình chiến”. “Con suy nghĩ khoảng năm phút rồi hãy trả lời mẹ”. Điều đó sẽ giúp bé bình tĩnh lại. Cũng có thể bạn nói “Thôi, con nghỉ ngơi một chút đi đã” và ôm bé một cái, đưa bé một ly nước… Nhưng hãy chắc chắn rằng, năm phút nghĩa là chỉ năm phút. Và sau đó, đề nghị bé uống thuốc.
- Nhờ một người khác cho bé uống thuốc. Với những đứa bé thật sự cứng đầu, cha mẹ cần phân chia trách nhiệm cho con uống thuốc. Điều đó sẽ cho người kia một khoảng nghỉ, và cho bé hiểu rằng cả cha lẫn mẹ đều có thể xử lý việc này như nhau. Đôi khi, một người ngoài cha mẹ cũng có tác dụng động viên bé tự giác uống thuốc.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
- Lo con bị lạnh mỗi sáng đi học (09:54:00 04/11/2010)
- Trời lạnh, bệnh hô hấp tăng nhanh (08:41:00 03/11/2010)
- Chọn sữa phù hợp với bé (08:48:00 02/11/2010)
- Nhiều biến chứng do ho lâu ngày (08:25:00 01/11/2010)
- Thắc mắc tiêm nhắc lại văcxin sởi (15:44:00 29/10/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |