Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Bé thích nói "không" luôn miệng
09:54:50 11/04/2012
Có bao giờ bạn rơi vào tình cảnh này khi có con đang tuổi học nói: Bạn đề nghị: ‘Con cất giày đi nhé’, bé đáp ngay: ‘Không’. Khi bạn hỏi: ‘Con có thích ăn chuối không?’, bé nhanh nhảu: ‘Không’... Thậm chí, ngay cả khi bạn cáu: ‘Con không thể trả lời câu nào khác ngoài nói ‘không’ à?’ thì bé vẫn tiếp tục: ‘Không, không’...
>> 'Xử lý' khi bé bất hợp tác
>> Dạy bé biết việc nên và không nên
Các bé có thể luôn miệng nói “không” ở giai đoạn 15-18 tháng tuổi và thậm chí còn tiếp diễn cho tới tuổi lên 3 (hoặc lớn hơn).
Lý do đằng sau câu nói “không” của bé: Càng lớn, bé càng không thích bị kiểm soát. Vì thế, nói “không” là cách cơ bản để bé tự kiểm soát quyền độc lập, tự chủ ở giai đoạn này.
Ngoài ra, do vốn từ vựng còn hạn chế nên bé chưa thể đưa ra những lý do thuyết phục khi muốn từ chối. Hoặc đôi khi, tâm lý thách thức cha mẹ, muốn chạy ra vòng kiểm soát của cha mẹ cũng khiến bé thích nói “không” liên tục, cho dù đó là những đề nghị hợp lý của cha mẹ...
Cách để chấm dứt: Để hạn chế bé nói “không”, tốt nhất là cha mẹ tránh những câu hỏi mà đáp án sẽ là “có” hoặc “không”. Chẳng hạn, thay vì nói: “Con có thích đi giày không?”, bạn có thể gợi ý: “Con thích đôi giày màu xanh hay màu nâu? Con chọn một đôi đi rồi mẹ sẽ giúp con đi giày”.
Nếu bé nhà bạn nói: “Mẹ ơi, con muốn ăn kẹo” nhưng bạn không muốn cho con ăn, thay vì nói: “Không được”, bạn có thể nói: “Con chỉ được ăn kẹo một lần vào buổi chiều thôi nhưng bây giờ, con có thể ăn táo hay ăn nho?”.
Cần chắc chắn là cha mẹ không liên tục nói “không” vì như thế, bé có thể bị “nhiễm” từ này của cha mẹ. Ngoài ra, nên cho bé nhiều cơ hội để lựa chọn cũng là cách hạn chế bé nói “không” luôn miệng. Phụ huynh chỉ nên nói “không” ở những tình huống như: “Không sờ tay vào nước nóng”, “Không sang đường mà không có mẹ đi cùng”... Như thế, bé sẽ hiểu những lúc mẹ nói “không” là trong những tình huống thực sự nguy hiểm.
>> 'Xử lý' khi bé bất hợp tác
>> Dạy bé biết việc nên và không nên
Các bé có thể luôn miệng nói “không” ở giai đoạn 15-18 tháng tuổi và thậm chí còn tiếp diễn cho tới tuổi lên 3 (hoặc lớn hơn).
Lý do đằng sau câu nói “không” của bé: Càng lớn, bé càng không thích bị kiểm soát. Vì thế, nói “không” là cách cơ bản để bé tự kiểm soát quyền độc lập, tự chủ ở giai đoạn này.
Ngoài ra, do vốn từ vựng còn hạn chế nên bé chưa thể đưa ra những lý do thuyết phục khi muốn từ chối. Hoặc đôi khi, tâm lý thách thức cha mẹ, muốn chạy ra vòng kiểm soát của cha mẹ cũng khiến bé thích nói “không” liên tục, cho dù đó là những đề nghị hợp lý của cha mẹ...
Cách để chấm dứt: Để hạn chế bé nói “không”, tốt nhất là cha mẹ tránh những câu hỏi mà đáp án sẽ là “có” hoặc “không”. Chẳng hạn, thay vì nói: “Con có thích đi giày không?”, bạn có thể gợi ý: “Con thích đôi giày màu xanh hay màu nâu? Con chọn một đôi đi rồi mẹ sẽ giúp con đi giày”.
Nếu bé nhà bạn nói: “Mẹ ơi, con muốn ăn kẹo” nhưng bạn không muốn cho con ăn, thay vì nói: “Không được”, bạn có thể nói: “Con chỉ được ăn kẹo một lần vào buổi chiều thôi nhưng bây giờ, con có thể ăn táo hay ăn nho?”.
Cần chắc chắn là cha mẹ không liên tục nói “không” vì như thế, bé có thể bị “nhiễm” từ này của cha mẹ. Ngoài ra, nên cho bé nhiều cơ hội để lựa chọn cũng là cách hạn chế bé nói “không” luôn miệng. Phụ huynh chỉ nên nói “không” ở những tình huống như: “Không sờ tay vào nước nóng”, “Không sang đường mà không có mẹ đi cùng”... Như thế, bé sẽ hiểu những lúc mẹ nói “không” là trong những tình huống thực sự nguy hiểm.
Phương Thảo
Tin liên quan
- Ngăn chặn ‘cơn tam bành’ ở bé (10:35:00 30/03/2012)
- Để bé ngoan khi đi siêu thị (10:09:00 22/03/2012)
- 8 gợi ý chấm dứt nói bậy ở bé (10:21:00 21/03/2012)
- Rèn tính độc lập cho bé (10:10:00 14/03/2012)
- Khi bé dễ bị bắt nạt (19:53:00 11/03/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Bé thích nói 'không' luôn miệng
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo