- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Ngăn chặn ‘cơn tam bành’ ở bé
Ở các bé, nổi giận là một biểu hiện của sự thất vọng. Bé ăn vạ bằng cách lăn trên sàn nhà, đá chân, đánh và gào thét...
>> ‘Chiến thuật’ kỷ luật bé
>> Ngăn chặn 10 lý do khiến bé 'nổi đóa'
>> Loại bỏ hung hăng ở bé mới biết đi
“Hầu như các bé 1-3 tuổi đều giàn giụa nước mắt, miệng la hét và có những hành vi xấu khi tức giận” - Patricia Prince (một chuyên gia nhi khoa tại Trường đại học Y ở Boston) cho biết. Trên thực tế, có tới 60-80% số bé 2-3 tuổi có ít nhất một cơn giận hàng tuần và khoảng 20% số bé ở độ tuổi này hờn giận hàng ngày. “Những hành vi nổi đóa ở bé còn có thể tiếp tục cho tới 4 tuổi” – chuyên gia Patricia nói.
Nguyên nhân đằng sau cơn giận của bé
Các bé nổi “cơn tam bành” có thể do một số lý do cơ bản:
- Bé đang thất vọng vì cái gì đó nhưng vốn từ vựng và kỹ năng giải thích chưa đủ để bé bày tỏ nỗi thất vọng của bé.
- Một số bé biết đi và ở tuổi mẫu giáo chưa tự biết kiểm soát cảm xúc. Do đó, bé hầu như không thể không cào cấu, đấm đá, lăn đùng ăn vạ mỗi khi thất vọng.
Cách để ngăn chặn cơn giận ở bé
Cha mẹ không cần tránh hoàn toàn cơn giận dữ ở bé bởi đó là sự phát triển tự nhiên trong cảm xúc của bé. Tuy nhiên để ít phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực này, bạn cần dạy cho con cách kiểm soát hành vi. Chẳng hạn, nếu bé đang khóc lóc và ăn vạ trên sàn nhà, có thể thử chiến lược này: Cương quyết thể hiện thái độ của mẹ: “Con không thể ăn thêm kẹo. Con đã ăn 3 cái rồi”; sau đó, bỏ qua hành vi của con.
Nói thì dễ hơn làm; vì thế, cần nhớ là khi bé càng nổi giận thì mẹ càng cần bình tĩnh (nhiều cơn giận của bé phải mất 5 phút mới nguôi ngoai). Nếu hai mẹ con đang ở khu vực công cộng, bạn nên nhanh chóng đưa bé rời khỏi chỗ đông người để không khí bớt căng thẳng, cho cả mẹ và bé. Cần chắc chắn là bạn luôn giữ giọng bình tĩnh và vừa phải, tránh mất thời gian dài dòng giải thích lý do vì đôi khi, bé mới biết đi của bạn không thể phân biệt được lý do mẹ đưa ra là hợp lý. Chỉ cần nhắc lại một lần nữa và tạm thời “bơ” bé đi là được.
Bạn cũng nên thận trọng với các tình huống có thể kích hoạt giận dữ cho bé. Ví dụ, mỗi lần bạn đưa con tới cửa hàng đồ chơi, bé lại khóc lóc và xin mua nhiều thứ mà bạn không định mua. Ở trường hợp này, hoặc là bạn đi mua đồ chơi cho con một mình hoặc là thỏa thuận với bé chỉ chọn mua những thứ gì trước khi bước chân vào cửa hàng. Nếu bé nhà bạn đủ lớn thì giải thích sẽ rất có tác dụng. Chẳng hạn, bạn nói với con: “Hai mẹ con mình sẽ đi mua quà sinh nhật cho em Nhím. Nếu con muốn mua đồ chơi thì con thích gì, mẹ sẽ mua cho con vào dịp sinh nhật”.
Một cơn bực bội cũng hay xảy ra khi bé đang mệt hoặc đói. Khi đi ra ngoài cùng con, bạn nên mang theo đồ ăn nhẹ. Đồng thời, cho bé nghỉ ngơi khi bé mệt mỏi. Nếu bé có nhiều hơn 3 cơn khóc lóc giận dữ mỗi ngày hoặc nếu cơn giận ở bé kéo dài hơn 15 phút thì bạn có thể kiểm tra những yếu tố khác như lịch ăn, ngủ của bé. Còn nếu bạn không chắc nguyên nhân tính khí thất thường của bé là gì, bạn có thể hỏi bác sĩ tâm lý trẻ em.
Phương Thảo
- Để bé ngoan khi đi siêu thị (10:09:00 22/03/2012)
- 8 gợi ý chấm dứt nói bậy ở bé (10:21:00 21/03/2012)
- Rèn tính độc lập cho bé (10:10:00 14/03/2012)
- Khi bé dễ bị bắt nạt (19:53:00 11/03/2012)
- Bé thích 'phá phách' (09:49:00 05/03/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |