- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Khi bé dễ bị bắt nạt
Một phụ huynh phàn nàn: ‘Bé trai nhà tôi hiền tới nỗi bị bạn giằng mất đồ chơi, bé cũng không phản ứng gì. Tôi đang lo nếu cho con đi lớp thì bé sẽ bị bắt nạt mất. Thật lòng, tôi không muốn con mình hung hăng nhưng chí ít, bé cũng phải biết tự vệ chứ’.
>> Xử trí khi bé bị bắt nạt
Chuyên gia Penelope Leach có câu trả lời cho bạn như sau:
Các bé ở tuổi chập chững và ngay cả bé mới sinh đều tỏ ra rất quan tâm tới bạn bè cùng tuổi. Nhưng ngay cả với những người bạn tốt nhất, các bé cũng dễ gây bực bội và làm tổn thương cho nhau. Bởi bé chưa thể đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ và thông cảm hay bỏ qua được cho nhau.
Nếu hai bé cùng muốn một món đồ chơi, có thể một bé sẽ nhanh tay giật lấy, còn bé kia sẽ khóc lóc hoặc im lặng cho qua. Trong khi người lớn lại nghĩ bé giật đồ chơi là xấu, còn bé khóc là đang bị bắt nạt. Vì thế, khi bé nhà bạn bị giật đồ chơi mà không tỏ vẻ gì, đôi khi cũng là bình thường. Bé tự chấp nhận được việc đó nên cha mẹ không cần phải quá lo lắng hay can thiệp vào bé.
Chuyện bé để bạn giật mất đồ chơi và chuyện sau này bé dễ bị bắt nạt chưa hẳn liên quan tới nhau. Vì còn nhỏ nên bé dễ chấp nhận để ai đó lấy mất đồ của mình. Một khi bé đã lớn, có nhận thức tốt về quyền sở hữu, kèm thêm cái tôi bản thân vững chắc thì không dễ để lấy mất đồ của bé.
Tất nhiên, nếu bạn muốn dạy cho con kỹ năng phòng vệ thì có thể tập luyện với con. Giả sử, con cầm đồ chơi và hỏi nếu bị mẹ hay người khác giật mất thì con sẽ phản ứng ra sao. Từ đó, bé sẽ có kiến thức và kỹ năng giải quyết xung đột nếu được mẹ dạy và thực hành.
Với bé còn nhỏ, dĩ nhiên bé chưa thể có ý thức tự bảo vệ mình. Do đó, cha mẹ cần luôn bên cạnh bé để dàn xếp ổn thỏa những cuộc “va chạm” và dạy bé cư xử thế nào cho phải.
Phương Thảo
- Bé thích 'phá phách' (09:49:00 05/03/2012)
- 5 cách để bé vui làm việc nhà (09:05:00 29/02/2012)
- ‘Chiến thuật’ bỏ mút tay cho bé (09:54:00 24/02/2012)
- Mẹo nói ngọt để lọt tai bé (13:45:00 17/02/2012)
- Ứng phó khi bé thích ‘sờ chim’ (08:29:00 08/02/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |