Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Hỏi – đáp về hành vi của bé

09:56:50 30/12/2011
Một phụ huynh kể: ‘Bé mới biết đi nhà tôi rất sợ chó, bé không muốn về chơi với ông bà ở quê vì nhà ông bà nuôi chó. Tôi phải làm gì để giúp đỡ bé?’.

>> Khi bé sợ côn trùng và thang cuốn
>> Giải đáp khi bé hỏi chuyện giới tính

Thinkbaby giải đáp như sau:

- Trước tiên, hãy tự kiểm tra phản ứng của chính phụ huynh với những con chó. Bạn có thể lo lắng, hoảng sợ hoặc nhanh chân chạy khi thấy một con chó. Điều này tất nhiên là để giữ an toàn cho mẹ và bé nhưng có thể làm bé thấy, tất cả các con chó đều rất đáng sợ.

Nên tìm một số cuốn sách hoặc đĩa CD nói về những chú chó dễ thương và cùng trao đổi với bé. Hướng dẫn bé làm sao để an toàn trước một con chó, như không được kéo đuôi chó. Đưa bé đến những nơi công cộng (ngồi trong quán cafe), sau đó bạn chỉ cho bé xem những con chó được người lớn dắt đi và nhận xét về những điều thú vị mà chó con đang làm. Sau đó, chỉ cho bé xem một chú chó (nhà ông bà ở quê, chẳng hạn) mà bạn nghĩ là nó an toàn, thân thiện với bé.

Đừng ép bé phải lại gần hoặc quý mến một con chó. Tức là nếu bé không đồng ý nuôi một con chó thì bạn nên tôn trọng bé. Hoặc bé không muốn nhắc hay xem một con chó thì bạn nên đợi sau.

Một số thắc mắc của những phụ huynh khác:

‘Bé 2 tuổi nhà tôi thích giật tóc những bé khác và giật tóc mẹ. Làm sao tôi ngăn cản được bé?’

- Nếu bé kéo tóc mẹ khi mẹ đang bế bé, hãy nhanh chóng nghiêm mặt nói: “Không được kéo tóc mẹ. Mẹ đau lắm”. Nếu bé còn tiếp diễn, cần đặt bé xuống và phạt bé bằng cách đi ra phòng khác ít phút: “Nếu con còn giật tóc mẹ thì mẹ không chơi với con nữa”. Bé sẽ hiểu được rằng, kéo tóc mẹ không lôi kéo được sự quan tâm của mẹ như bé tưởng.

Nếu bé kéo tóc bé khác, bạn nên nhanh chóng di dời “nạn nhân” sang chỗ khác và giải thích với bé lý do vì sao không được giật tóc bạn chơi.

Ngoài ra, nên khen ngợi và âu yếm mỗi khi bé nhẹ nhàng với mẹ và những bạn chơi khác. Nếu nhất quán trong phản ứng của bạn, bé sẽ hiểu được là cư xử nhẹ nhàng sẽ được mẹ yêu hơn.

'Bất cứ khi nào phải rời khỏi nhà người thân hoặc công viên, bé 3 tuổi nhà tôi đều giận hờn. Tôi phải làm gì để ngăn chặn điều này?’

- Đây là một “kịch bản” khá phổ biến. Bé thích nổi quạu vì đang chơi vui thì bị mẹ bắt về. Vì thế, trước khi đến giờ ra về, bạn nên cảnh báo trước với con, cho bé thêm 5 phút để bé kết thúc trò chơi của mình. Hết thời gian cảnh báo, bạn cần dứt khoát để bé về. Nếu bạn chần chừ, bé sẽ hiểu rằng: “Cứ chơi đi, mẹ vẫn đợi mình mà”. Sau đó, việc đưa bé về càng khó khăn hơn.

Hoặc bạn cũng có thể đánh lạc hướng để bé háo hức được về nhà. Dụ bé ngồi lên xe ăn nhẹ hoặc uống gì đó rồi mới về nhà. Khen ngợi khi bé ngoan cũng là cách giúp bé biết phát huy điều tốt.

Nếu bé vẫn tiếp tục hờn dỗi, bạn sẽ “mạnh tay” hủy bỏ chuyến đi chơi tiếp theo (tất nhiên là phải giải thích để bé biết lý do). Cách này hiệu quả nếu bé luôn mong đợi được đi chơi vào cuối tuần. Nếu nhất quán thì điều này sẽ sớm được cải thiện.

‘Bé gái 3 tuổi nhà tôi luôn cần được bật đèn ngủ mới chịu ngủ. Bé sợ đi ngủ và bật đèn giúp trấn an bé. Nhưng tôi đang lo bật đèn sẽ làm bé khó ngủ ngon’

Con gái của bạn đang trong độ tuổi mà trí tưởng tượng của bé phát triển nhanh chóng. Điều này tuyệt vời để cùng con chơi trò đóng kịch hay kể chuyện. Nỗi sợ hãi của bé cũng là bình thường.

Nên kiểm tra xem những hình ảnh trên tivi hay trong cuốn sách có làm sợ hãi bé không. Nếu bật đèn ngủ ban đêm khiến bé được an ủi thì nên tiếp tục cho đến khi bé vượt qua được giai đoạn này. Về lâu dài, giấc ngủ của bé ít bị xáo trộn bởi ánh sáng yếu từ đèn ngủ hơn bởi nỗi sợ hãi của chính bé.

 Phương Thảo

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo