- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Ngăn chặn 10 lý do khiến bé "nổi đóa"
Biết được những nguyên nhân khiến bé cáu giận sẽ giúp bạn ngăn chặn những tình huống khó chịu ở bé 'từ trong trứng nước'.
>> Vượt qua cơn hờn giận ở bé
1. Mệt mỏi
“Bạn đừng mong đợi bé sẽ nghe lời mẹ nếu bé đang mệt hay buồn ngủ” – Naomi Richards (một chuyên viên tư vấn kỹ năng làm cha mẹ) nhận xét. Do đó, nếu bé vừa trải qua một ngày vui chơi ngoài trời bận rộn, bé có thể trở về nhà với tâm trạng cáu kỉnh vì mệt mỏi. Bé thậm chí còn có hành vi “cực đoan” khác như bực bội khi mẹ hỏi chuyện hoặc hét lên yêu cầu mẹ để bé lại một mình trong phòng. Mệt mỏi có thể làm “bùng nổ” một “cuộc chiến” giữa mẹ và bé.
Ngừng cơn giận dữ: Ngồi lại với con trên ghế sofa trong không khí bình tĩnh và thoải mái. Lắng nghe để bé hiểu mẹ biết bé đang mệt nhưng mẹ vẫn luôn sẵn sàng giúp đỡ bé. Bật cho bé một bản nhạc hoặc cho bé xem chương trình tivi yêu thích giúp bé thư giãn tốt. Hoặc một giấc ngủ sẽ khiến tinh thần bé được cải thiện đáng kể.
2. Đói
Bé có thể gắt gỏng khi đói do lượng đường trong máu tụt xuống. Bé rất khó tập trung hoặc đưa ra những quyết định ở thời điểm “bụng rỗng” này.
Ngừng cơn giận: Nên kiểm tra xem lần cuối bạn cho con ăn là vào lúc nào và cung cấp cho bé thứ gì đó ăn vặt, khiến bé tươi tỉnh lại. Đem cho bé một món mà bạn biết bé thích thay vì hỏi bé ăn món này hay món kia vì sẽ làm tệ hại hơn tình hình. Khuyến khích bé ngồi xuống ăn một cách thoải mái.
3. Cạnh tranh giữa anh chị em ruột
Ngừng cơn giận: Có thể rủ bé đi đâu đó cùng mẹ để bé cảm nhận được là mẹ vẫn yêu thương mình. Bằng cách này bạn cũng tránh được cơn bực mà bình tĩnh hơn với bé. Nếu bé không biết chia sẻ khi chơi với em, nên thử căn thời gian, chẳng hạn mỗi bé được phép chơi món đồ này trong vòng 5 phút, lần lượt như vậy sẽ khiến bé hiểu được là mẹ rất công bằng.
4. Phải chờ lâu
Các bé còn nhỏ chưa hình dung được khái niệm thời gian. Vì thế, nếu phải chờ xe bus hay đợi trong phòng khám 10 phút, với nhiều bé như là cả một quá trình dài đằng đẵng và mệt mỏi. Bạn có thể thấy con bắt đầu nôn nóng, cựa quậy, luôn miệng hỏi mẹ và di chuyển loanh quanh.
Ngừng cơn giận: Khi rời khỏi nhà với con, đến chỗ nào đó phải chờ lâu, bạn có thể đem theo thứ gì đó như túi đồ chơi để bé nghịch mà quên cảm giác sốt ruột vì phải chờ. Nếu cơn giận xảy ra khi bé đang ở bên trong phòng khám, có thể đưa bé ra ngoài và để bé bình tĩnh ở nơi có không gian trong lành.
5. Chán nản
Chán nản là tâm trạng phổ biến, nhất là khi bé không tìm thấy trò chơi nào hào hứng. Bé có thể ngồi yên một chỗ dù mẹ gợi ý rất nhiều hoạt động hay nhờ bé giúp làm việc nhà. Tâm trạng này càng phổ biến hơn với bé trong những ngày mưa rét, khi bé cứ phải ở mãi trong nhà với những hoạt động đã cũ rích.
Ngừng cơn giận: Nếu bạn có những ngày nghỉ với con, bạn có thể lên những kế hoạch vui chơi từ trước. Nên gợi ý cho bé nhiều đồ chơi hay hoạt động để bé được lựa chọn. Nếu có thể, bạn đưa bé sang nhà bé khác chơi hoặc mời những bé khác sang nhà mình – đánh lạc hướng là cách hữu ích khi bé đang có tâm trạng chán nản.
6. ‘Tranh chấp’ về đồ ăn
Ngừng cơn giận: Nói cho bé trước về món mẹ định làm hoặc món mà mẹ đưa ra cho bé sẽ giúp bé không bị thất vọng. Cho bé ăn trong không khí thoải mái, tránh tạo áp lực lên con cũng giúp bé dễ chịu hơn rất nhiều.
7. Sợ hãi
Sự sợ hãi khiến bé bất an; vì vậy, cơn cáu kỉnh ở bé là phổ biến khi cha mẹ để bé lại khi đi làm.
Ngừng cơn giận: Khi phải chia tay con ở lớp mẫu giáo hoặc để bé ở nhà khi mẹ chạy ra ngoài có chút việc, cần luôn nhấn mạnh là mẹ sẽ quay lại. Ngoài ra, bạn cũng nên để bé tập cho quen dần với những thói quen sinh hoạt trong ngày, chẳng hạn 7h30 bé cần ăn sáng để đến lớp mẫu giáo. Luôn bình tĩnh và tạm biệt bé một cách nhanh chóng để “trận mưa nước mắt” của con không làm bạn rối trí.
8. Giành giật khi chơi chung
Ngừng cơn giận: Giải thích cho bé về những người bạn và những trò chơi mà bé tham gia từ trước. Nếu bé có vẻ buồn bã vì thua khi chơi, bạn nên thì thầm động viên con cố lên và tiếp tục chơi cùng nhóm bạn. Nếu bé bực vì bị bắt nạt và không muốn chơi nữa, bạn nên đưa bé ra ngoài trời cho bé bình tĩnh lại. Thay đổi khung cảnh giúp chuyển hướng tinh thần cho bé nhanh chóng.
9. Cảm giác bị bỏ rơi
Bé rất thích là tâm điểm chú ý của cha mẹ. Vì thế, khi bạn đang mải nói chuyện điện thoại hoặc bận việc gì đó, bé sẽ chưa hiểu lý do vì sao mẹ lại không quan tâm tới bé.
Ngừng cơn giận: Giải thích là mẹ đang bận và sẽ chơi với bé trong vài phút nữa. Bé cần hiểu được rằng không phải lúc nào mẹ cũng dừng được việc đang làm và ở cạnh bé mỗi khi bé gọi mẹ.
10. Thay đổi thói quen
Ngừng cơn giận: Giải thích và chuẩn bị tinh thần cho bé trước bất kỳ thay đổi nào. Thay đổi đôi khi làm chính mẹ mệt mỏi; vì thế, cần giữ cho bạn tinh thần phấn chấn, lạc quan. Bé rất dễ bị “lây” cảm xúc từ mẹ. Do đó, cha mẹ nên có kế hoạch ứng phó với những thay đổi sẽ xảy ra.
Phương Thảo
- Giải đáp khi bé hỏi về vùng kín (11:40:00 29/01/2012)
- Loại bỏ hung hăng ở bé mới biết đi (14:33:00 23/01/2012)
- ‘Chiến thuật’ kỷ luật bé (09:32:00 12/01/2012)
- Gợi ý việc nhà thích hợp cho bé (09:28:00 09/01/2012)
- Sự hiểu biết của bé 1-3 tuổi (10:31:00 30/12/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |