Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Loại bỏ hung hăng ở bé mới biết đi

14:03:50 23/01/2012

Hung hăng như cắn (đá, cào cấu...) là khá phổ biến ở bé mới biết đi. Nhiều cha mẹ khó xử khi con mình cắn người khác hoặc bị bạn chơi cắn.

>> Thách thức cha mẹ ở bé 2 tuổi

 

Nhà tâm lý học và trị liệu gia đình Lawrence J Cohen (tác giả cuốn Playful Parenting) gợi ý, quan trọng là cha mẹ phải hiểu được “động lực” đằng sau tính hung hăng của con khi muốn đối phó với bé.

“Thông thường cắn biểu hiện sự thất vọng của bé. Vì thế, phụ huynh nên hướng bé tới cách khác để bày tỏ sự thất vọng này” – chuyên gia nói. Chẳng hạn, dạy bé vẽ một bức tranh mô tả cảm xúc của bé thế nào, đập một cái gối hoặc thậm chí là nhảy lên cáu kỉnh.

Tuy nhiên, cách tốt nhất để xử lý bạo lực của bé là nhận ra dấu hiệu bé sắp “hành xử” và ngăn chặn từ đầu. “Phòng bệnh” bao giờ cũng tốt hơn “chữa bệnh”. Do đó, cha mẹ cần để mắt tới bé mới biết đi nhà mình và các bạn xung quanh bé.

Cách phản ứng nếu bé là ‘nạn nhân’

Tâm sự của hai người mẹ

Khi con mình là ‘nạn nhân’: Khi một bé cố tình đẩy con trai 2 tuổi của Lency xuống cầu thang, người mẹ này đã rất tức giận. Lency càng buồn hơn khi mẹ của bé kia chỉ quát: “Không được đẩy bạn” rồi bỏ đi mà không có hình phạt hay giải thích nào hơn. Lency băn khoăn không biết phải ứng xử và dạy con ứng phó ra sao khi bị bạn khác đẩy? 

Khi con mình vừa là ‘thủ phạm’ cũng vừa là ‘nạn nhân’: Ann (một người mẹ 36 tuổi) từng trải qua cảm xúc từ cả hai phía. Ann kể: “Bé Chin 4 tuổi nhà tôi từng bị bạn ở lớp cắn một vài lần. Tôi đã phải nói với cô giáo của bé để mắt tới bé và may là, chuyện đó đã ngừng lại”. Tuy nhiên, em của Chin, Tom (14 tháng) lại thường xuyên cắn mẹ và cắn chị. Mẹ Ann luôn nghiêm mặt nói “Không” mỗi khi Tom cắn nhưng bé không dừng lại. Ann thực sự lo ngại khi gửi Tom đi nhà trẻ trong thời gian tới.
“Nếu bé nhà bạn ‘bị hại’, bạn sẽ tức giận với bé ‘hung dữ’ kia và cả bố mẹ của bé đó” - Patricia Carswell nói. Tuy nhiên nhớ là, cách bạn “xử lý” vấn đề này cũng là tấm gương để bé nhà bạn trông vào. Nếu bạn muốn dạy con cách phòng vệ và tha thứ thì hét lên và chửi bới không bao giờ là cách hay. Khi thấy con bị bắt nạt, cần nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc nhắc nhở bé kia không được làm thế...

Nên dạy bé cần cương quyết nói: "Không được đẩy tớ" với kẻ "gây sự". Hoặc khuyên bé chạy nhanh khỏi chỗ nguy hiểm, nhờ cô giáo, cha mẹ hay người lớn giúp đỡ, nếu cần...

Cách phản ứng nếu con bạn là kẻ hung hăng

“Nếu bé nhà bạn gây tổn thương cho người khác, bạn có thể sẽ hoảng sợ. Tuy nhiên đôi khi vì quá chiều con, bạn dễ dàng bỏ qua hành vi ‘gây chiến’ ở bé” - Patricia Carswell cho biết. Do vậy, cố không để tình cảm lấn át lý trí khi bạn phải “xử lý” con ở những tình huống như vậy. Nên giữ bình tĩnh và chọn cách phạt con hiệu quả nếu con làm tổn thương người khác.

Khi bé thích cắn

Một trong những sai lầm của cha mẹ khi con cắn là la hét quá nhiều mà không hành động nhanh. Nếu bị bé cắn, cần ngay lập tức nói: “Không được cắn mẹ” rồi tách bé ra khỏi mẹ ít phút, thay vì tiếp tục ở gần con để bị bé cắn lần nữa.

Không bao giờ được cắn hay đánh lại con, bởi bé nhà bạn chưa đủ nhận thức cắn là làm đau người khác nên dễ dàng hiểu là cắn được mẹ chấp nhận, nghĩa là bé cũng tiếp tục chọn cách này.

Khi bé có hành vi hung hăng khác

Khen thưởng bé vào những lúc bé không cào cấu mẹ, thay vì bắt bé xin lỗi khi hung hăng bởi cách đó chỉ khiến bé nghĩ, bé sẽ được mẹ chú ý hơn nếu cào mẹ. Tuy nhiên, bạn cũng nên dạy con xin lỗi mẹ sau khi mọi chuyện đã bình tĩnh hơn.

Phương Thảo

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo