Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Bí quyết dạy bé theo độ tuổi

13:14:50 24/03/2009
Ở giai đoạn 3-5 tuổi, bạn nên thiết lập thói quen đọc sách cho bé mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể nuôi dưỡng niềm say mê với sách cho bé bằng cách thường xuyên đưa bé đi nhà sách.

Đặc điểm của bé 3-5 tuổi

- Bé dần trở nên độc lập hơn với bố mẹ. Thời điểm này, bé cũng rất tò mò. Bé thích đặt ra nhiều câu hỏi để khám phá thế giới xung quanh.

- Ở độ tuổi này, bé có thể nhận biết được giới tính của bản thân; bé cũng biết cách sử dụng kéo an toàn, tự đi xe đạp ba bánh. Nhiều bé thích ca hát, kể lại câu chuyện bạn mới đọc cho bé nghe…
- Bạn nên để bé tham gia vào một số công việc nhà đơn thuần.

- Bạn nên khuyến khích bé vui chơi cùng các nhóm bạn khác. Điều này sẽ dạy bé tinh thần sẻ chia và giúp bé hoàn chỉnh kỹ năng giao tiếp.

- Bạn cũng nên chú ý cách nói chuyện với bé. Nếu bạn thích nói cộc lốc thì bé cũng có xu hướng sử dụng nhiều câu trống không. Vì vậy, bạn nên dùng những câu có cả chủ ngữ và vị ngữ khi giao tiếp với bé hàng ngày.

Giai đoạn 6-8 tuổi

- Ở thời điểm này, một số bé phát huy năng khiếu đặc biệt trong một lĩnh vực nào đó. Vì vậy, bạn nên nhận biết những dấu hiệu xuất sắc của bé để có kế hoạch giáo dục bé thật hiệu quả.

- Bạn nên giúp bé phát triển tính trách nhiệm bằng cách giao cho bé những phần việc nhà nhất định trong ngày. Sau đó, bạn sẽ trực tiếp kiểm tra thành quả của bé.

 

Đặc điểm phát triển của bé 6-8 tuổi

- Nhiều bé cảm thấy khó khăn khi làm quen với môi trường tiểu học. Những ngày đầu đi học, bé thường sợ sệt và lo lắng.

- Độ tuổi này, các kỹ năng ở bé tương đối hoàn thiện: Bé có thể dễ dàng tự mặc quần áo, buộc dây giày hoặc chơi bóng đá…

- Việc kết bạn ở trường học cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Nhiều bé rất tự tin nhưng nhiều bé khá nhút nhát khi vui chơi.

- Các kỹ năng xã hội, thể chất, trí tuệ ở bé cũng phát triển nhanh chóng.
- Nếu bé đã bước vào bậc tiểu học, bạn nên trao đổi với bé những vấn đề về trường lớp, bạn bè của bé hoặc bất kỳ điều gì bé đang băn khoăn.

- Bạn có thể dạy bé cách tôn trọng người khác. Khuyến khích bé giúp đỡ mọi người xung quanh một cách tự giác.

- Bạn nên động viên bé khi bé có thành tích học tập xuất sắc. Bạn cũng không nên bỏ bê bé nếu bé học “hơi dở”.

- Khi đề ra những nguyên tắc cho bé, bạn nên chia sẻ “điều luật” với bé thật rõ ràng; chẳng hạn, thời gian bé được phép xem tivi trong một ngày là bao nhiêu, mấy giờ thì bé phải lên giường đi ngủ…. Bạn nên khuyến khích bé tự giác thực hiện quy tắc mà không cần cha mẹ phải nhắc nhở.

- Bạn cũng nên động viên bé kiên trì hoàn thành hết bài tập, trước khi bé muốn vui chơi.

- Bạn cũng nên “lôi kéo” bé thân mật hơn với các thành viên trong gia đình bằng các hoạt động tập thể như cùng cả nhà đọc sách, đi chơi công viên…

- Bạn có thể giữ liên lạc với thầy (cô) giáo của bé để kịp thời uốn nắn những hành vi sai lệch cho bé.

- Bạn cũng nên tiếp tục duy trì thói quen đọc sách cho bé. Nếu bé đã biết đánh vần, bạn nên động viên bé đọc những mẩu chuyện ngắn cho cả nhà nghe.

Giai đoạn 9-11 tuổi

Đặc điểm của bé 9-11 tuổi

- Bé đã phát triển tương đối độc lập. Nhiều bé bắt đầu có xu hướng thích nói chuyện với bạn bè hơn cha mẹ. Vì vậy, những nhóm bạn chơi giai đoạn này có tác động rất lớn đến tâm lý của bé

- Bé có thể hoàn thành phần việc nhà mà bé thấy là phù hợp. Điều này có thể đi ngược với mong muốn của cha mẹ. Vì vậy, bạn nên sắp xếp cho bé những hoạt động thú vị để bé không có cảm giác bị cha mẹ “ép buộc”.
- Bạn nên dành thời gian cho bé mỗi ngày: Nói chuyện với bé về những khó khăn trong việc học, bạn bè hoặc thầy cô giáo của bé…

- Giúp bé phân biệt hành vi đúng - sai: Bạn nên nhấn mạnh để bé tự nhận biết những việc làm xấu như nói bậy, chửi tục hoặc đánh nhau….

- Dạy bé có tinh thần trách nhiệm: Bạn có thể giao cho bé những phần việc nhà phức tạp hơn. Nhấn mạnh với bé rằng, làm như vậy, bé sẽ giúp đỡ được cha mẹ.

- Bạn cũng nên thường xuyên cho bé giao tiếp với họ hàng và những người bạn của bé.

- Dạy bé tôn trọng người khác: Bé sẽ học được cách lắng nghe lịch sự khi người bên cạnh nói, không gây ồn ào ở nơi công cộng… Đồng thời, bạn cũng nên hướng dẫn bé giúp đỡ nhưng người có hoàn cảnh khó khăn hơn; chẳng hạn, dạy bé làm từ thiện.

- Những quy tắc bạn muốn áp dụng cho bé thời điểm này nên linh hoạt. Bé có thể chống đối lại cha mẹ theo nhiều cách. Vì vậy, bạn nên lưu ý đến cảm xúc của bé thay vì cứ mạnh tay trừng phạt bé.

- Dạy bé tính trung thực: Bạn nên để cho bé hiểu rằng, nói dối cha mẹ là điều “cấm” cho dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào.

 Phương Thảo (Theo Coolparenting)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo