- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Tránh làm hư bé
Nếu bạn muốn con cái cư xử tốt, bạn nên cùng bé thiết lập một số quy tắc riêng.
Dành cho phụ huynh
1. Giới hạn rõ ràng
Khi bé đưa ra một yêu cầu nào đó, bạn hãy tránh tỏ ra khó chịu hay phản đối ngay lập tức. Thay vì nói: “Không bánh quy gì hết”, bạn nên trao đổi đơn giản với bé: “Bánh của con đây. Nhưng con chỉ được phép ăn một cái. Sắp đến giờ ăn cơm rồi đấy”.
Ảnh:GettyImages
2. Kiên trì trước những đòi hỏi của bé
Có thể bé mong muốn có nhiều hơn 1 chiếc bánh. Nhưng khi bạn đáp ứng đòi hỏi này, bé sẽ lại có thêm những yêu cầu khác. Vi thế bạn nên kiên trì giải thích để bé không tìm cách vòi vĩnh thêm nữa.
3. Không nhượng bộ khi bé cầu xin
Lần lượt đáp ứng mọi đòi hỏi của bé, vô tình bạn đã dạy bé học cách cầu xin. Cần cho bé biết, không phải lúc nào mọi yêu cầu của bé cũng được cha mẹ thỏa mãn. Một khi bạn đã nói “không” bé sẽ tự giác biết mình không được kỳ kèo hơn nữa. Hoặc bé có năn nỉ cầu xin cũng vô ích.
Dành cho bé
4. Ý thức trách nhiệm
Chẳng hạn, bé muốn xem chương trình hoạt hình yêu thích thì trước hết, bé phải thu dọn hết đồ chơi.
Hướng dẫn bé ý thức trách nhiệm đối với bản thân và gia đình nhưng cũng cần tránh việc tạo nên một em bé thực dụng với trò "đổi chác" .
5. Hoàn thành dứt điểm những việc dang dở
Dành cho bé quá nhiều ưu đãi có thể khiến bé trở nên mềm yếu và nhu nhược. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tự hoàn thành các công việc nho nhỏ và biết tự chịu trách nhiệm sẽ giúp bé phát triển kỹ năng đương đầu, đối phó với thất bại.
6. Bé phải biết chấp nhận
Là cha mẹ, không ai muốn thấy con mình buồn. Nhưng các nhà giáo dục học giải thích rằng: Tốt nhất không nên để bé có mọi cái mà bé muốn.
Học cách chấp nhận sự thất vọng từ phía cha mẹ có thể giúp bé thiểt lập và kiểm soát cảm xúc trong cuộc sống sau này.
7. Bé phải tự phấn đấu
Bé dễ trở nên hư hỏng khi được cha mẹ đặt vào tay mọi thứ một cách quá thuận lợi, dễ dàng. Thay vào đó, bạn có thể khuyến khích để bé biết cách có được những thứ mong đợi.
Bé đòi một chiếc xe đạp mới, bạn hãy trao giải thưởng này kèm yêu cầu bé phải hoàn thành tốt một việc gì trước đấ.
Ngọc Huê (theo Babycenter)
- Tạo thời gian biểu cho bé (09:26:00 09/08/2008)
- Giúp bé bỏ tật ngoáy mũi (10:37:00 08/08/2008)
- Khi bé bị 'tẩy chay' (16:25:00 07/08/2008)
- Khi bé sợ đi bác sĩ (00:54:00 07/08/2008)
- Loại bỏ ý thức phân biệt đối xử ở bé (00:44:00 07/08/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |