- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Khi bé bị "tẩy chay"
Bé buồn và nói 'Các bạn ở lớp không ai cho con chơi cùng'
Việc bạn không nên làm
Trêu đùa và giễu cợt bằng cách chê bai khuyết điểm của bé: “Tại con hay tè dầm nên mới thế!”
Nổi giận và cho rằng: “Con chỉ nói lung tung”
Phớt lờ chia sẻ của bé và coi như không hề có chuyện gì xảy ra.
Điều bạn nên làm
Ở tuổi 3-5 sự e ngại hay khó khăn trong giao kết bạn bè là những biểu hiện hoàn toàn bình thường ở bé. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng nếu bé có hiện tượng bị "tẩy chay". Dần dần bé sẽ trở nên năng động, độc lập và tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, bé cũng có tâm tư và nhiều chuyện phiền phức muốn sẻ chia cùng cha mẹ. Nếu bạn cư xử thiếu tế nhị, bé sẽ mang cảm giác tự ti, “tội lỗi” và thêm phần cô lập, xa cách với các bạn. Bé cũng có thể nghĩ “Tại mình xấu nên các bạn không muốn chơi cùng” và ngày càng sống khép kín hơn. Điều này vô tình gây cản trở các kỹ năng giao tiếp của bé. |
Có thể bạn muốn nhanh chóng can thiệp và muốn đến tận trường bé để nhờ cô giáo giúp đỡ. Tuy nhiên, bạn không nên quên rằng bé cần có cơ hội để tự mình giải quyết các vấn đề riêng của bản thân.
Cùng bé phân tích để tìm ra phương pháp cải thiện chuyện “bé bị tẩy chay”. Nếu nguyên nhân xuất phát từ phía bé: Chẳng hạn, bé hay cắn, đánh hoặc tranh cướp đồ chơi nên các bạn “không ưa”, bạn nên tìm ra phương pháp khắc phục thích hợp.
Trao đổi để bé thấy rằng: "Nếu còn “xấu tính” như vậy, chắc chắn con sẽ không được các bạn yêu”. Tốt nhất, bạn hãy để bé có cơ hội tự nhận khuyết điểm kèm theo những lời hứa sẽ sớm sửa đổi.
Khi mấu chốt vấn đề nằm ở phía các bạn của bé, bạn cũng có thể đến trường bé và nhờ sự trợ giúp của các cô giáo nếu cần.
Ngọc Anh
- Khi bé sợ đi bác sĩ (00:54:00 07/08/2008)
- Loại bỏ ý thức phân biệt đối xử ở bé (00:44:00 07/08/2008)
- Giúp con tư duy tinh khôn (06:05:00 05/08/2008)
- Giúp bé hòa đồng với cuộc sống (07:30:00 02/08/2008)
- Hình thành ý thức lao động ở bé (19:11:00 31/07/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |