- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Khi bé sợ đi bác sĩ
Các bé sợ đi bác sĩ thường do yếu tố tâm lý và dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo để giúp bé yên tâm, thoải mái hơn với mỗi lần khám bệnh.
Trấn an tâm lý bé
- Bạn hãy nói cho bé biết mục đích việc gặp bác sĩ. Ví dụ: “Vì răng của con bị đau. Lưng con bị ngứa. Con bị ho, bị sốt…” - Để cho bé thấy ích lợi và tác dụng của việc khám bệnh, bé sẽ tự tin và can đảm hơn. Bạn có thể nhấn mạnh rằng bác sĩ sẽ kiểm tra và giúp bé khoẻ lại.
- Kể cho bé nghe, bạn và những người thân trong nhà đã từng đi bác sĩ thế nào. Khuyến khích bé nói ra những khó chịu trên cơ thể.
- Bạn cũng nên chuẩn bị một quyển sách, cho bé xem một hình minh hoạ có các bạn cùng tuổi bé đi bác sĩ.
- Hoặc bạn đọc cho bé nghe một câu chuyện về loài vật cũng cần đi khám khi “bị ho, bị ốm”. Bạn cần quan tâm đến nội dung và cốt truyện. Kết luận với bé rằng: “Nhờ đi bác sĩ mà bạn Gấu hay bạn Thỏ đã khỏi ốm”.
Nhiều bé tin rằng vì “mình hư” nên mới bị bệnh. Và những cách trên giúp bé cảm thấy đi khám bệnh là điều hoàn toàn “bình thường”, chứ không phải do bé bị “trừng phạt” hoặc bị “mẹ ghét”
Đến phòng khám
Tốt nhất, bạn nên đưa bé đi khám vào buổi sáng sau bé đã được lót dạ nhẹ. Buổi sáng là khoảng thời gian bé khoẻ và tỉnh táo nhất trong ngày.
Tuyệt đối không nên để bé bị đói hoặc được ăn quá no. Bạn cũng có thể mặc đồ rộng rãi, dễ cởi để không gây cản trở và khiến bé khó chịu trong lúc khám.
Khi được bác sĩ kiểm tra, bạn nên thường xuyên ở bên cạnh để bé thấy được an toàn và tin tưởng.
Bạn có thể trao đổi để bé yên tâm vào kết quả kiểm tra của bác sĩ. Nếu bé hỏi: “Con bị bệnh gì?" Bạn cần giải thích cụ thể, nhẹ nhàng để trấn an tâm lý cho bé.
Ngọc Anh
- Loại bỏ ý thức phân biệt đối xử ở bé (00:44:00 07/08/2008)
- Giúp con tư duy tinh khôn (06:05:00 05/08/2008)
- Giúp bé hòa đồng với cuộc sống (07:30:00 02/08/2008)
- Hình thành ý thức lao động ở bé (19:11:00 31/07/2008)
- Khuyến khích bé giao tiếp (13:04:00 31/07/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |